Just another free Blogger theme

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014


Là nhà tư tưởng, nhà triết học nổi tiếng lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử đã để lại cho đời nhiều câu nói có giá trị đến muôn đời sau.
IMG_4206.JPG
1.Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
2.Người không có chữ tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
3.Sự nghiệp chớ nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có chúng thì ý chí sẽ không kiên định.
4.Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
5.Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu.
6.Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo.
IMG_4203.JPG
7.Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.
8.Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
9.Người không có nhận thức sâu xa sẽ có ngày sẽ gặp phiền muộn, âu lo.
10.Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
11.Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
12.Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
IMG_4202.JPG

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014


Từ ngày tình cờ phát hiện ra công thức trị ho cho trẻnày, mỗi khi con bị ho hắng, sổ mũi hay cảm lạnh…lòng em chẳng còn nóng như lửa đốt.
....
Em vỡ ối, chuyển dạ sớm nên con phải sinh mổ, lại đúng đợt gió mùa đông bắc rất lạnh. Có lẽ cũng vì lý do đó nên ngay từ lúc mới sinh, hệ hô hấp của Nhím đã kém hơn các bạn. Không cứ mùa đông hay mùa hè, hầu như cứ 1,2 tháng con lại bị ho một lần, mỗi lần kéo dài cả tuần, thậm chí cả tháng mới hết. Đến nay đã được gần 2 tuổi, em đếm không hết bao nhiêu lần Nhím phải đi khám, uống đủ loại siro và thậm chí cả kháng sinh mà bác sỹ kê.




Đợt này thời tiết miền Bắc trở lạnh, hầu hết các bạn nhỏ đều bị ho, sổ mũi nên Nhím cứ khỏi được 4,5 ngày thì đi mẫu giáo lại bị lây bạn. Bao nhiêu mẹo trị ho dân gian để cả những loại siro đắt tiền của Nhật, Pháp, Mỹ…em đều đã thử qua cho con. Vậy nhưng Nhím uống hết nguyên lọ mà tình hình vẫn không thấy đỡ. Nhìn con ho đỏ bừng mặt, cả đêm cứ đang ngủ lại bật dậy ho rồi khóc, đờm trong họng nghe đặc quánh mà không thể tự thải ra, cả gia đình em lo lắng mất ăn mất ngủ. Ông bà và chồng cứ giục giã đưa con đi khám nhưng em thì chần chừ không muốn. Nhím đi khám cũng đã nhiều nơi, đơn thuốc vẫn vậy: siro ho và kháng sinh. Em không muốn con phải tiếp tục như vậy.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 1
Mùa đông, tháng nào con cũng ho, sổ mũi mất 1,2 tuần (ảnh minh hoạ)
Đêm hôm ấy, nửa đêm đang ngủ, Nhím lại tỉnh giấc, ho liên tục 15 phút không nghỉ. Nhớ đến lọ siro tự chế bằng hành tỏi mật ong theo công thức của mẹ Tây mà có lần em tình cờ đọc được, đã tự làm mà chưa dám cho con uống vì sợ mùi hăng con không chịu, em quyết định lấy ra cho Nhím thử xem sao. Kết quả thật bất ngờ, sau khi uống một thìa “thuốc lạ” của mẹ, Nhím đột nhiên ho rồi sặc ra một cục đờm rất to. Tối đấy, con ngủ ngon hẳn không còn một tiếng động nào suốt đêm. Uống thêm 2 ngày nữa thì hầu như mọi triệu chứng hắt xì, chảy nước mũi, ho đờm của con gần như hết hẳn.


Từ ngày tình cờ phát hiện ra công thức này, mỗi khi con bị ho hắng, sổ mũi hay cảm lạnh…lòng em chẳng còn nóng như lửa đốt, cứ thong thả “chế thuốc ho” rồi cho con uống, hầu như không lần nào Nhím ho quá 3 ngày. Bản thân Nhím cũng rất thích uông “thuốc ho” này vì nó không hề có mùi hành, tỏi như em vẫn lo. Tuy nhiên để đảm bảo, sau khi ngâm xong, em luôn cẩn thận chắt nước riêng, hành tỏi bỏ đi để con không phát hiện ra.

Công thức này em đã mách cho nhiều người để trị ho cho trẻ, đều rất hiệu nghiệm. Chị em đang có con bị ho cùng thử xem sao nhé!

- Hành tím 1 củ
- Tỏi nhỏ 2 củ hoặc tỏi to 1 củ
- Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, thái khoanh tròn.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 2
Hành tỏi bóc vỏ rửa sạch, thái khoanh tròn.
- Cho hành tỏi đã thái vào lọ, đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc 12 tiếng.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 3
Cho hành tỏi đã thái vào lọ
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 4
Đổ mật ong ngập miệng rồi ngâm qua đêm hoặc  8 -12 tiếng
- Chắt hành tỏi bỏ đi, lấy nước siro cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe. Bảo quản trong nhiệt độ phòng.
Uống nước tỏi mật ong, con hết ho tức thì - 5
Nước hành tỏi mật ong cho con uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cafe
Chúc mẹ thành công!

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014






Nguồn từ Kicbu! Thanks Kicbu! 

http://kichbu.blogspot.com/2014/12/nguoi-nhat-ban-lam-viec-nhu-nao.html 

Как работают японцы


Маria Karpova

Kichbu theo: zavtra.ru
Nhân viên công ty Epson kể

Có suy nghĩ khuôn sáo rằng ở Nhật Bản làm việc tốt. Ý kiến này xuất phát từ những đồng hương của chúng ta đang làm việc theo lời mời của các công ty nước ngoài, nơi người Nhật cố gắng để điều chỉnh theo mức độ và phong cách của người nước ngoài. Trong khi đó, hệ thống lao động truyền thống của Nhật Bản được tổ chức độc đáo, và tồn tại trong đó khá nặng nề. Chính  vì vậy  người nước ngoài thăng tiến trong các công ty Nhật Bản cổ điển không nhiều đến vậy. Nhân viên của công ty Epson, Marina Matsumono kể về nhân viên văn phòng bậc trung ở Nhật Bản làm việc như thế nào.

Quy định ăn mặc.

Dĩ nhiên, các quy tắcphụ thuộc vào công ty cụ thể, nhưng về nguyên tắc quy định ăn mặc tại Nhật Bản chặt chẽ hơn nhiều so với ở Nga. Việc không tuân thủ các quy tắc của nó sẽ mang lại những hậu quả nghiêm trọng đối với nhân viên, cho đến mức bị sa thải ngay lập tức.

Trong công ty truyền thốngcủa Nhật Bản nhất thiết phải mặc trang phục màu đen bất kể thời tiết, ngay cả khi ngoài trời  +40. Người Nhật Bản chịu đựng một cách bình thản cả lúc nóng bức, cả giá lạnh, bởi họ trải qua sự tôi luyện khốc liệt đối với cơ thể khốc liệt từ tấm bé. Gần đây đã một luật mới cho phép mặc áo ngắn tay đến nơi làm việc. Điều này liên quan đến lý do buộc phải tiết kiệm điện, khi bây giờ trong các văn phòng ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức không phải lúc nào cũng sử dụng máy điều hòa không khí.

Trong một số công ty, phụ nữ bị cấm mặctrang phục gây chú ý - trang phục phải tuyệt đối đứng đắn. Váy nhất thiết phải phủ đầu gối.

Đồ nữ trang cũng bị cấm. Tôi có một công ty quan trọng, nổi tiếng thế giới. Nhưng nơi tôi làm việc hầu hết là người Nhật Bản. Tại nơi làm việc của tôi, họ cho phép tôi được đeo chỉ thánh giá - phía trong áo để không ai trong thấy nó, và nhẫn cưới.

Trang điểm không nên lộ rõ. Phụ nữ Nhật Bản thích tô điểm rực rỡ, đôi má rất ửng hồng, hầu hết dùng lông mi giả. Nhưng tại nơi làm việc, phụ nữ nên nom càng ít thu hút đàn ông càng tốt.

Ở một số nơi, phụ nữ chỉ nênđể tóc ngắn, không phủ kín tai. Màu tóc -phải là màu đen. Nếu do tự nhiên, chẳng hạn, cô gái tóc vàng - cần phải nhuộm tóc.

Đàn ông ngoại trừmái tóc để dài, bị cấm để râu quai nón và ria mép. Đó một quy tắcbất thành văn mà tất cả mọi người đều biết. Lối sống ổn cố Yakuza (hình thức truyền thống của tổ chức tội phạm ở Nhật Bản) ngăn cản.

Quan hệ tùng thuộc.

Khi được bố trí vào làm việc, tôi đã ký một loạt các văn bản, nơi tôi cam kết rằng tôi sẽ không trao đổi với khách hàng và đồng nghiệp bất kỳ điều gì ngoài công việc: cả về thời tiết, cả về thiên nhiên. Tại nơi làm việc tôi không có quyền chia sẻ "các dữ liệu cá nhân" của mình - chồng tôi là ai, công việc của tôi như thế nào... Ở nhà, tôi không có quyền kể về công việc của mình. Công việc của tôi không bí mật, nhưng đã chấp nhận và thỏa thuận như vậy trong hợp đồng của tôi.

Đến nơi làm việc chỉ được mang theo những vật dụng cần cho công việc: đối với tôi đó là tài liệu và cây bút. Túi xách, ví tiền và điện thoại tôi không thể mang theo, tất cả phải được để lại ở chỗ kiểm soát ra vào.

Ở Nga có một câu nói được ưa thích: "Xong việc - chơi thoải mái". Tại nơi làm việc ở Nga điều chủ yếu là bạn hoàn thành kế hoạch của hôm nay. Ở Nhật Bản "kế hoạch của hôm nay" không làm ai bận tâm. Bạn đã đến nơi làm việc, và phải làm việc tại đó.

Người Nhật kìm hãm quá trình làm việc như thế nào.

Ở Nga, tất cả chúng ta đều biết rằng tiền lươngphụ thuộc vào kết quả công việc của bạn. Nếu làm việc kém - bạn chẳng nhận được gì cả. Nếu làm việc tốt - bạn sẽ được nhận tiền thưởng và thăng tiến trong công việc. Nếu bạn đã hoàn thành tất cả công việc, có thể về sớm hơn hoặc xin làm việc bổ sung để kiếm được nhiều tiền hơn.

Ở Nhật Bản trả tiền theo giờ làm việc. Hầu như tất cả người Nhật Bản nhận tiền làm ngoài giờ. Nhưng điều này thông thường biến thành thực tế là họ kéo dài một công việc có thể thực hiện trong vòng hai giờ - thành một tuần. Thời hạn được quy định bởi công ty cũng không phải luôn luôn tương ứng với mức độ phức tạp của công việc. Người Nhật Bản sẽ dềnh dàng hàng giờ, chúng ta cảm tưởng  rằng họ làm việc vật vờ, còn họ cho rằng đang thực hiện công việc "chăm chỉ". Họ đang kìm hãm quá trình làm việc thật không thể tưởng tượng nổi, bởi vậy làm việc với họ chúng tôi thật khó khăn.

Và, tiện thể nói thêm, đây là một trong những nguyên nhân, theo đó nền kinh tế của họ không phải ở trạng thái tốt nhất. Vớihệ thống trả lương theo giờ, họ đãđưa mình vào bẫy. Bởi, trên thực tế, công việc không nhắm vào chất lượng, mà là số giờ tại văn phòng.

Những cuộc trao đổi tràng dang đại hải kéo dài

Chúng ta đều biết rằng"ngắn gọn - mẹ đẻ của tài năng", ở Nhật Bản ngắn gọn - đó là thiển cận trí tuệ. Người NhậtBản không thể nói một cách ngắn gọnngay cả về công việc. Họ rơi vào giải thích lê thê và tràng dang mà chúng chỉ nhắm để một người thiển cận hiểu họ nói gì với người ấy. Các cuộc họp có thể kéo dài với hàng giờ không thể tin nổi. Người Nhật Bản cho rằng nếu họ nói nhiều và rất chi tiết về một và chỉ một việc, thì như vậy họ tôn trong người đối thoại.

Phân tầng của xã hội.

Để trồng lúa cầnrất nhiều công việc và tổ chức.Bởi vậy, trong lịch sử tại Nhật Bảnđã hình thành hệ thống lao động chuyên môn rất hẹp và phân tầng xã hội gay gắt. Mỗi người có nhiệm vụ riêng của mình vị trí của mình trong quá trình sinh sống sản xuất.

Các cộng đồng Nhật Bản luôn luôn được tổ chứcrạch ròi. Chẳng hạn samurai không bao giờ chuẩn bị bữa ăn cho bản thân, samurai có thể dễ dàng chết đóinếu như nông dân không cứu giúp.

Như hệ quả của tâm lý này, bất kỳ người Nhật Bản nàothường rất khó tự mình ra quyết định mà không vốn cố hữu theo địa vị. Họkhông thể nhận về mình trách nhiệm tối thiểu, mà nó vượt ra ngoài khuôn khổ công việc hàng ngày thông thường của họ thế nào đó. Đặt một dấu phẩy hoặckhông đặt - đây cũng là vấn đề mất cả nửa ngày. Chuẩn bị các tài liệuđơn giản - đó là chuỗi của các tham vấn bất tận. Hơn nữa, trách nhiệm của những cuộc tham vấn như vậy làm kinh ngạc. Nếu người lao động dù sao lấy cho mình lòng dũng cảm ra quyết định không theo địa vị, thì tất cả mọi người trong chuỗi tầng bậc liên quan đến người đó sẽ bị khiển trách. Đây là chuyên chế phương Đông trong hành động: "Tôi - con người nhỏ bé, tôi - một người nông dân bình thường, và tôi còn phải làm công việc chỉ dành cho tôi".

Một lần nữa, tất cả mọi vấn đề đều lý giải được: Nhật Bản- một đất nước nhỏ bé với dân số quá lớn, cần  những khuôn khổ và quy tắc nghiêm ngặt. Để sống được ở Nhật Bản - cần nhận thực rõ: giới hạn của tôi là ở đây, và còn đây là giới hạn của người khác, tôi phải tôn trọng. Không ai vượt ra ngoài phạm vi của mình. Nếu người Nhật Bản vượt ra ngoài khôn khổ, thì họ sẽ bị mất hút đúng trong nghĩa đen.

Nga là đất nước mênh mông, rộng lớn. Chúng ta không bị bó hẹp. Chúng ta phóng khoáng. Người Ngacó thể làm bất cứ điều gì mình muốn. Và người Thụy Điển, và các những người dân tộc khác… - đây trước hết nói về chúng ta, những người Nga!

Cũng như tất cả mọi người.

Điều thú vị rằng, ở Nhật Bảnbạn không nên thể hiện sự khác biệt hoặcưu thế về trí tuệ. Bạn không thể bày tỏ tính độc đáo, riêng biệt của mình. Điều này không được chào đón. Tất cả cần phải giống nhau. Từ nhỏ ở đó tính độc đáo đã bị tận diệt, bởi vậy Nhật Bản sẽ không mang lại cho thế giới Einstein hay Mendeleev.

Các công nghệ nổi tiếng của Nhật Bản - huyền thoại. Như quy luật, đó là những ý tưởng được hình thành không phải bởi người Nhật Bản. Họ biết làm tốt việc gì, thì đó là khéo léo bắt chước đúng lúc và hoàn thiện điều này. Còn chúng ta ngược lại - chúng ta có thể tạo ra điều vĩ đại và quên...

Để tồn tại được trong xã hội Nhật Bản, bạn cần phải giống như mọi người. Ở Nga, trái lại, nếubạn cũng giống như mọi người - bạn sẽ bị mất hút. Luôn cần những ý tưởng mới để chinh phục và lấp đầy không gian rộng lớn.

Thăng tiến.

Trong công ty cổ điển Nhật Bản, người ta xây dựng con đường thăng tiến lâu dài. Thăng tiến nghề nghiệp phụ thuộc vào độ tuổi, chứ không phải công lao. Một chuyên gia trẻ, thậm chí rất tài năng sẽ giữ chức vụ không quan trọng, phải làm nhiều việc và lương thấp, bởi vì anh ta người mới. Vì tổ chức quá trình lao động như vậy, người Nhật Bản phải cạnh tranh ngày càng khó khăn trên thị trường quốc tế. Đúng vậy, tồn tại khái niệm chất lượng Nhật Bản, nhưng điều này không cứu được họ, bởi vì kinh doanh được thực hiện quá ư là Nhật Bản.

Lương.

Chính thức tại Nhật Bảnlương cao. Nhưng trừ tất cả các khoản thuế, chiếm xấp xỉ 60%, mọi người được nhận tận tay trung bình một nghìn dollars. Những người trẻ tuổi nhận được thậm chí ít hơn. Vào tuổi 60, lương món tiền khá lớn.

Kỳ nghỉ và những ngày nghỉ.

Tại Nhật Bản, không có kỳ nghỉ. Ngày nghỉ - đó là thứ Bảy hoặc Chủ Nhật. Và tùy thuộc vào công ty mà bạn thể có một số ngày nghỉ bổ sung trong năm. Chẳng hạn, 10 ngày, nhưng không thể nghỉ ngay lập tức. Cần phải chia nhỏ các ngày nghỉ. Chẳng hạn như lấy một ngày nghỉ trong tuần - và đi đâu đó theo công việc. Ở công ty của tôi, tôi có nghĩa vụ phải thông báo về điều này trước một tháng để tất cả mọi người hợp lại và thay thế tôi. Trong số các công ty khác, những thời hạn còn thậm chínhiều hơn. Một sự kiện bất ngờ vắng mặt tại nơi làm việc là cả vấn đề.

Nếu bạn bị ốm vào thứ haivà không nghĩ rằng không đi làm việc,thì họ sẽ không hiểu bạn. Tất cả mọi người hăng hái đi làm việc.

Ngày lễ có thể là ngày nghỉ: ngày tưởng nhớ người chết - Obon vào trung tuần tháng Tám. Nhưng chuyên gia trẻ này không có cơ hội này, và phải làm việc hay năm đầu tiên không có ngày nghỉ thêm.

Năm mới được nghỉ 1-3 ngày. Nếuchúng trùng vào thứ Bảy và Chủ nhật, thì không như ở Nga, không ai chuyển ngày nghỉ sang thứ Hai thứ Ba.

Còn có thêm "tuần lễ vàng" vào tháng Năm, khi diễn ra liên tục những ngày lễ tôn giáo và nhà nước. Chồng tôi làm việc cả các ngày, tôi có 3 ngày nghỉ.

Ngày làm việc.

Ngày làm việc tiêu chuẩn từ 9 giờ sáng đến 7 giờ tối. Nhưng điều quan trọng nhất, bạn cần nhớ rằng, nếu đã quy định ngày làm việc từ chín giờ, thì không nên đến đúng giờ này.Thậm chí nếu bạn đếnvào lúc 8.45 - xem rằng bạn đã bị muộn. Cần phải đến nơi làm việc ít nhất trước nửa giờ, một số đến trước một giờ. Cho rằng con người cần thời gian để lấy tinh thần làm việc, chuẩn bị cho công việc.

Kết thúc ngày làm việcchính thức không có nghĩa rằng bạn có thể về nhà. Không chấp nhận về trước sếp của mình. Nếu sếp còn nán lại văn phòng thêm hai giờ, thì bạn cũng phải ở lại thêm hai giờ nữa, và điều này không được tính là làm ngoài giờ. Những trường hợp cá nhân của bạn - đó là vấn đề của bạn mà như tôi đã đề cập, theo hợp đồng tôi đã ký với đồng nghiệp, là không trao đổi.

Tiếp xúc ngoài giờ.

Ở Nhật Bản có khái niệmnhư thế này - "nomikay" - "uống với nhau", gợi nhớ đến phường hội Nga. Đâu đó "nomikay" diễn ra hàng ngày, trong công ty của tôi - hai lầnmột tuần. Dĩ nhiên, có thể từ chối, nhưng họ sẽ "ngấm nguýt" bạn. Tại sao uống? - Bởi vì ở Nhật Bản xem uống  rượu với thái độ tích cực. Thần  đạo Shinto muốn làm lễ tế cho các vị thần thông qua rượu. Các bác sĩ Nhật Bảncho rằng uống rượu hàng ngày là hữu ích. Không ai nói uống bao nhiêu là vừa.

Người Nhật Bản không biết uống rượu, và, thường uống rất say. Với bạn việc uống sẽ chẳng đáng giá bao nhiêu, hoặc là sếp, hoặc là công ty luôn luôn trả tiền cho chầu rượu.

Bây giờ, để kích thích thêmviếc đến các quán bar với các đồng nghiệp - người lao động bắt đầu thậm chí trả tiền cho "nomikay." Đây là một phần của văn hóa Nhật Bản - cùng nhau làm việc và cùng nhau uống.Vậy ra rằng gần như 24 giờ một ngày của 365 ngày một năm bạn chỉ dành thời gian chỉ với các đồng nghiệp.

Ngoài "nomikay", cần phải uống với khách hàng, đối tác, quan chức mà công ty có quan hệ.

Thật vậy, ở Nga có cái gì đó tương tự, nhưng điều đó hoàn toàn không thể so sánh với quy mô uống rượu như ở Nhật Bản. Đúng vậy và sau đó ở Nga người ta xem uống rượu xấu xa hơn nhiều.

***

Bây giờ bạn có thểhình dung bức tranh toàn cảnh. Người Nhật Bản ra khỏi nhà lúc 7 giờ sáng. Tại nơi làm việc, nó tồn tại trong khuôn phép nghiêm ngặt theo địa vị của mình. Sau khi kết thúc ngày làm việc chính thứcmọi người sẽ làm thêm giờ, bởi cần họ nuôi sống gia đình. Sau đó họ  đi uống rượu với các đồng nghiệp trở về nhà từ đó lúc 2 giờ sáng, có nhiều khả năngsay. Họ làm việc vào các ngày thứ Bảy. Chỉ thấygia đình mình vào ngày Chủ nhật.  Thêm vào đó họ ngủ hoặc uống rượu suốt ngày nghỉ cho đến tối, bởi vì họ bị căng thẳng khủng khiếp vì chế độ làm việc như vậy.

Ở Nhật Bản, có một khái niệm riêng biệt - "Chết vì quá nhiều việc". Đó  chuyện rất thường xảy ra khi người ta chết sau bàn làm việc hoặc, không chịu được sức ép, đã kết  thúc cuộc đời mình bằng tự tử. Đối với Nhật Bản, đó là sự kiện thường tình, mà thực tế họ không phản ứng với nó. Người ta thậm chí sẽ nổi giận nếu ai đó tự tử gây khó dễ cho công việc của họ. Mọi người đều nghĩ rằng: "Tại sao cậu không làm điều này ở một nơi kín đáo, yên tĩnh, tôi vì cậu sẽ không đi làm đúng giờ !!".

Cần phải hiểu rằngxã hội Nhật Bản không ngồi yên và khôngnghĩ ra cho mình các quy tắc này. Tất cả  hình thành vì đặc trưng lịch sử và địa lý của Nhật Bản. Có lẽ, tất cả sẽ đồng ý rằng họ có những lý do xác đáng để động viên như vậy của xã hội, luôn luôn sẵn sàng cho bất cứ điều gì đó. Lãnh thổ nhỏ, đông dân, chiến tranh, động đất, sóng thần - vào bất cứ lúc nào tất cả đều có thể sụp đổ. Vì vậy, người Nhật từ thời thơ ấu đã học được cách làm việc theo nhóm, học  để tồn tại trên một rẻo đất của mình. Trong thực tế, toàn bộ nền giáo dục Nhật Bản được xây dựng không phải để dạy cho con người điều gì đó, phát triển nó, dạy cho con người trở thành người Nhật Bản thực sự, trở thành người có khả năng cạnh tranh chính trong xã hội Nhật Bản.. Không phải tất cả mọi người có thể chịu đựng nổi cuộc sống này, bởi vì điều này thực sự khó khăn.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

  • Vài lời thưa cùng độc giả:
Tháng 8/2011, chương trình Tìm trong kho báu của Đài Tiếng nói Việt Nam có tổ chức cuộc thi tìm hiểu những cứ liệu văn học có sử dụng điển tích Lã Vọng. Chúng tôi đã có kết quả cuộc thi này và sau đây, xin giới thiệu lại cùng các bạn một vài thông tin liên quan đến Lã Vọng do bạn  Phan Văn Bình (phanbinhtbpt@gmail.com) và bạn Nguyễn Loan (email:naol284@gmail.com) cùng thính giả Nguyễn Văn Luyến (Hải Phòng) cung cấp và bài tổng thuật về các cứ liệu do những thính giả đoạt giải đề xuất.
  • Thân thế Lã Vọng và một số tên gọi khác:
Tề Thái Công, tên thật là Khương Thượng (姜尚), tự là Tử Nha (子牙), nên thường được gọi là Khương Tử Nha (姜仔呀), là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Tử Nha được biết đến như một vị tướng tài vĩ đại và là người góp phần lập lên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Khương Thượng là người ở Đông Hải. Tổ tiên ông từng làm chức Tứ nhạc giúp vua Hạ Vũ trị thủy có công. Sử ký xác định tổ tiên ông được phong ở đất Lã vào khoảng thời vua Thuấn đến thời nhà Hạ, do đó lấy Lã làm họ. Ông còn được dân gian và các nhà nghiên cứu lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như: Khương Thái Công; Thái Công Vọng, Lã Vọng.
  • Sử ký còn dẫn thêm vài thuyết nữa về Khương Thượng:
Ông từng đi làm quan cho vua Trụ nhà Thương nhưng thấy vua Trụ vô đạo nên bỏ nhà Thương, đi du thuyết các chư hầu nhưng cũng không thành công. Cuối cùng ông sang nước Chu với Tây Bá.
Cơ Xương bị vua Trụ giam ở Dữu Lý. Bầy tôi của Cơ Xương là Tán Nghi Sinh và Hoành Yêu biết Khương Thượng là nhân tài bèn mời ông về hợp tác. Khương Thượng nhận lời về giúp Chu. Ông cùng Tán Nghi Sinh và Hoành Yêu đồng mưu tìm gái đẹp và vật lạ dâng vua Trụ để chuộc Tây Bá ra ngoài. Từ đó ông được Tây Bá Cơ Xương tôn làm thầy.
Khương Thượng giúp Cơ Xương chấn chỉnh nội trị và xây dựng lực lượng nước Chu để mưu đánh đổ nhà Thương tàn bạo mất lòng dân. Ông giúp Tây Bá đánh các đất Sùng, Bí Tu, Khuyển, Di, mở rộng lãnh thổ nước Chu. Bờ cõi nước Chu rộng lớn, chiếm hai phần ba thiên hạ lúc đó.
  • Ý nghĩa điển tích:
“Lã Vọng câu cá” kể về Ông Khương Thượng thời nhà Chu ngồi câu cá trên một bến sông, nhưng cần câu không có móc. Thực ra mục đích của ông không phải là câu cá mà ngồi suy gẫm về thời cuộc. Chu Văn Vương đã thấy được tài năng trong con người ngồi câu cá này và đã vời ông về làm quan, sau này ông đã làm nên sự nghiệp cho nhà Chu. Tích này muốn nói muốn nói: muốn làm nên sự nghiệp phải biết dùng người và cũng phải biết chờ thời.
  • Tổng thuật về các cứ liệu văn học liên quan:
1. Bài Kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ có đoạn:
“Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất
Hưu hưu nhiên điếu vị canh Sằn
Xe bồ luân dù chưa gặp Thang Văn
Phù thế giáo một vài câu thanh nghị”.
Những câu này cho thấy quan niệm của Nguyễn Công Trứ về kẻ sĩ là:
“Lúc chưa gặp thời thì cứ thanh thản sống nơi lều cỏ
Vui vẻ với thú câu cá trên sông Vị như Lã Vọng và cày ruộng như Y Doãn trên đất Sằn
Tuy chưa gặp được các bậc minh quan như vua Thang, vua Văn
Nhưng vẫn giữ vẹn đạo lý bằng việc nói những lời ngay thẳng”.
2. Bài Thuật hoài của Đặng Dung (một danh tướng nhà Trần) có đoạn:
“Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa”.
Những câu này ý nói:
“Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào
Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca
Khi gặp thời, người làm nghề hàng thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,
Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều”.
Cái ý “khi gặp thời, người làm nghề bán thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công” chính là nhắc tới Phàn Khoái, một dũng tướng của Hán Cao Tổ vốn xuất thân là một người bán thịt lợn và Lã Vọng, hơn 80 tuổi vẫn ngồi bên sông Vị, câu bằng lưỡi câu thẳng, cốt để chờ thời, gặp được minh chủ để thi thố tài kinh bang tế thế. Thực ra, còn có tích khác nói rằng, Hàn Tín, cũng là một đại tướng của Hán Cao Tổ, thuở hàn vi đã từng câu cá kiếm ăn, nhưng lâu nay, đa số chúng ta vẫn ngầm hiểu về ý “câu cá chờ thời” là để nói tới Lã Vọng, người câu cá cốt để chờ gặp minh chủ chứ không có mục đích mưu sinh.
3. Trong tác phẩm Na Sơn tiều đối lục (Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na) trong tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có đoạn:
"“Sau khi nghe Trương Công ngỏ lời tuyên triệu...Tiều phu cười mà rằng:
-Ta là kẻ dật dân trốn đời, ông lão già lánh bụi, gửi tính mệnh ở lều tranh quán cỏ, tìm  sinh nhai trong búa gió rìu trăng; ngày có lối vào làng say, cửa vắng vết chân khách tục, bạn cùng ta là hươu nai tôm cá, quẩn bên ta là tuyết gió trăng hoa; chỉ biết đông kép mà hè đơn [9], nằm mây mà ngủ khói; múc khe mà uống, bới núi mà ăn; chứ có biết gì đâu ở ngoài là triều đại nào, vua quan nào?

Bèn mời Trương ở lại làm tiệc thết, cơm thổi bằng hạt điêu hồ, canh nấu bằng rau cẩm đái, lại còn có mấy món rau suối khác nữa. Canh khuya chuyện trò, đều là những nghĩa lý đáng nghe cả, nhưng không một câu nào đả động đến việc đương thời. Hôm sau, Trương lại mời:

- Những bậc quân tử đời xưa, không phải là không muốn giúp đời hành đạo; khi ẩn kín một chỗ, chỉ là còn đợi giá mà thôi. Cho nên tất có bức tiếu tượng đi tìm, rồi sau đồng Thương mới thấm nước, tất có cỗ hậu xa đi chở, rồi sau nội Mục mới thành công]. Nay phu tử lấy tấm thân vàng ngọc, ôm một bọc kinh luân, ngoài vòng vinh lợi, vùi lấp tiếng  tăm trong đám người đánh cá hái củi, giấu tài giúp vua cứu dân, náu mình chốn rừng suối, vang tiếng đến cửu trùng; đốt nón lá, xé áo tơi, nay chính là đến lúc rồi đó. Dám xin bỏ bờ đập Phó Nham, ném cần câu sông Vị, đừng để uổng hoài khát vọng của bao kẻ thương sinh”.
4. Tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu:
Cùng với bài dự thi của bạn Nguyễn Loan, bài của thính giả Nguyễn Văn Luyến, xã Trung Hà, Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng cũng đã cung cấp những thông tin hữu ích liên quan tới điển tích Lã Vọng. Trong bài này, thính giả Nguyễn Văn Luyến trích dẫn hai lần cụ Nguyễn Đình Chiểu có vận dụng điển tích Lã Vọng trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Đó là câu:
“Thái Công xưa một cần câu
Hôm mai sông Vị mặc dầu đua vui”;
và câu:
“Cam La sớm gặp cũng xinh
Muộn như Khương Tử cũng vinh một đời”.
Cặp lục bát thứ nhất, có lẽ đa số chúng ta đều hiểu rồi. Tuy nhiên, ở cặp lục bát thứ hai, những tưởng chúng tôi cũng nên nói thêm một chút để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn. Cam La là tên của một người nước Tần thời Chiến Quốc. Người này sớm có tài thao lược, mười hai tuổi đã được cử đi sứ sang nước Triệu, vua Triệu phải thân chinh ra đón tận ngoài thành và sau đó nhượng lại đất cho Tần. Nhờ những công trạng đó mà sau này, khi trở về nước, Cam La được vua Tần phong cho chức Thượng Khanh. Như vậy, trong câu thơ “Cam La sớm gặp cũng xinh – Muộn như Khương Tử cũng vinh một đời”, cụ đồ Chiểu muốn nói rằng, công danh nếu đạt sớm được như Cam La khi mười hai tuổi tất nhiên càng quý, nhưng nếu có đến muộn như Lã Vọng, tức Khương Tử Nha, lúc hơn 80 tuổi thì cũng rất đáng tôn vinh.
5. Sông Vị Thủy không tin lời bói
   Bến Đào Nguyên mong được trùng lai
(Tryện nữ thần ở Vân Cát, Đoàn Thị Điểm, Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam thế kỷ X-XIX, tập 3, NXBGD 2009)
6. Rủ dây dù ông Lã máy cần
   Trần trụi mặc Chử Đổng ngâm nước
(Ngã ba Hạc phú – Nguyễn Bá Lân, như trên)
7. Muốn trên cho sánh đức Nghiêu, Thuấn
  Muốn dưới thảy nên tài Y, Lữ
(Sãi vãi – Nguyễn Cư Trinh, như trên)
8.Hội nào bằng hội Mạnh Tân như vương sư họ Lã
 Trận nào băng trận Duy Thủy như quốc sĩ họ Hàn
 (Bạch Đằng giang phú – Trương Hán Siêu, Sách giáo khoa ngữ văn 12. Tập 2, NXBGD, 2006)
Hai câu này ý nhắc tới Lã Vọng, tức vương sư họ Lã đã có công giúp Chu Vũ Vương hội quân chư hầu ở bến Mạnh Tân, và nhắc tới Hàn Tín, tức quốc sĩ họ Hàn, một vị tướng tài của Hán cao tổ Lưu Bang đã giúp minh chủ đánh tan quân Tề ở Duy Thủy.
9. Khát nước song trông dòng đục không vờ
   Phao Vị Thủy lênh đênh, bạc đầu Lã ngồi dai ho khụ khụ.
(Tài Tử đa cùng phú – Cao Bá Quát, Thơ văn Cao Bá Quát, NXB Văn học, 1997)
Đây là hình ảnh mà nhà nho Cao Bá Quát tự vẽ mình theo cách vừa trào lộng, vừa đề cao khí tiết của người tài tử gặp lắm nỗi cùng cực trong đời.
10. Bõ khi xưa ở ẩn câu cá
    Mà nay dùng ở chỗ cột to
(Bàn luận tam nguyên – Dân tộc Tày, Tổng tập văn học Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1996)
11. Luận tài năng, suốt Tây Kinh Đông Hán chưa ai
    So huân nghiệp dẫu, Châu, Thiệu Thái Công khá ví.
(Hàn vương tôn phú – Đặng Trần Thường, Dương Quảng Hàm, Việt Nam thi văn hợp tuyển, NXB Hội nhà văn, 1998)
Cũng phải nói thêm về bài phú này để bạn nghe đài biết rõ hơn về bối cảnh hai câu thơ vừa trích dẫn. Theo GS. Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học thi tuyển, Đặng Trần Thường vốn là người Hà Đông, thuộc Hà Tây cũ, từng đỗ sinh đồ thời Lê, sau khi nhà Lê mất, Đặng Trần Thường không làm quan cho triều Tây Sơn mà lại vào đầu quân cho Nguyễn Ánh và được làm tới chức Binh bộ Thượng thư. Tuy nhiên, sau ông mắc lỗi, bị bắt giam. Thời gian trong ngục ông đã làm bài phú này. Đây là bài phú kể về cuộc đời của Hàn Tín, một tướng tài giúp Lưu Bang lấy được thiên hạ. Nhưng về sau, vì nghi ngờ lòng trung của Hàn Tín, Lưu Bang đã giết chết vị danh tướng này. Khi làm bài phú Hàn vương tôn phú, bài phú tôn vinh vị vua họ Hàn, chúng ta ngầm hiểu, Đặng Trần Thường cũng ví mình như Hàn Tín vậy. Hai câu “Luận tài năng, suốt Tây Kinh Đông Hán chưa ai – So huân nghiệp, dẫu Châu, Thiệu, Thái Công khá ví” nhằm ca ngợi Hàn Tín, xét về tài nằng, khắp cả Đông Hán và Tây Hán đều không có ai sánh kịp, còn xét về công trạng thì các tướng giỏi của nhà Chu là Châu công, Thiệu Công và Thái Công (tức Lã Vọng) cũng đều không sáng được.
12. Kìa kìa Lữ Vọng câu Bàn Thạch
    Nọ nọ Nghiêm Quang náu Phú Xuân
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tập 1 Bạch Vân quốc ngữ thi tập, NXBGD 1989)
13. Ngoài việc trích dẫn hai cứ liệu thơ này, thính giả Nguyễn Văn Luyến cũng đưa thêm hai thông tin khác rất đáng quan tâm, đó là khi vua Trần Thánh Tông soạn bài văn bia ở sinh từ (tức đền thờ ngay khi còn sống) của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vua đã ví ông như Thượng phụ, tức Lã Vọng, một khai quốc công thần thời nhà Chu. Cũng như thế thì Thái sư Trần Thủ Độ cũng đã được Trần Thái Tông truy tặng là Thượng phụ Trung Vũ Đại Vương vì đã có công sánh ngang với Lã Vọng trong việc phò giúp nhà Chu.
BBT Chương trình Tìm trong kho báu.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam./ RFA

Chủ nhân của rất nhiều sổ tiết kiệm những năm 1975 - 1980
Những ngày gần đây, câu chuyện người dân cầm sổ tiết kiệm đến ngân hàng nhận tiền thì bị trả lời là cuốn sổ không còn giá trị hoặc số tiền nhận được không đủ mua một ổ bánh mì trong khi trước khi nhận hai mươi năm, họ đã bán cả lượng vàng để gởi tiết kiệm, rồi những tấm phiếu công trái khi mua với số lượng hàng chục lượng vàng, khi thanh toán thì không đủ một bữa nhậu đang là câu chuyện nhức nhối của xã hội, đặc biệt là những người từng tâm huyết đóng góp xây dựng đất nước.

Cái bẫy đổi tiền và trượt giá

Ông Bàng, chủ của tấm phiếu công trái trị giá bốn lượng vàng lúc mua, hiện sống tại Bình Thạnh, Sài Gòn, chia sẻ: "Công trái hồi đó nó bán giờ sau này mất hết, tại vì nó bán thời đó cả chỉ vàng mà sau này mua không được tô phở. Giá nó lên vùn vụt chứ không như bây giờ. Tiền in ra chừng vài năm sau như giấy lộn à. Tại vì sau 1975 thì nó đổi tiền thành 'tiền giải phóng'. Một đồng 'tiền giải phóng' ăn tới 500 đồng Bắc Việt lận. Trong khid đó đồng tiền của Bắc Việt chỉ là một tấm tín phiếu, không có giá trị tiền tệ thế giới. mà đồng Việt Nam Cộng Hòa thì đã được định giá trên đồng đô la, mang tính quốc tế rồi. Sau đó thêm mấy lần đổi tiền nữa... Giai đoạn sau này đồng tiền in ra chừng một năm đến hai năm đã hoàn toàn mất giá trị".

Theo ông, sự trượt giá của đồng tiền trong ba mươi năm nay cũng như lần đổi tiền bất ngờ năm 1985, sáng sớm, lúc 5 giờ sáng, đài phát thanh mới thông báo quyết định đổi tiền và ngay ngày hôm đó, việc đổi tiền được tiến hành ở các trụ sở ủy ban cấp xã, phường trên khắp Việt Nam. Chuyện này giống như một cái bẫy mà ngân hàng nhà nước đã giăng sẵn để bất kì người dân nào có tâm huyết xây dựng đất nước hoặc gởi tiết kiệm ở ngân hàng đều bị sập một cách thê thảm.

Nếu như năm 1975, việc đổi tiền ở miền Nam Việt Nam nhằm thống nhất tiền tệ từ tiền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam thành tiền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở hai miền thì năm 1978, việc đổi tiền nhằm thay đổi quốc hiệu ghi trên đồng tiền từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hai lần đổi này nghe ra có vẻ hợp lý và không cần bàn nhiều.

Nhưng lần đổi tiền năm 1985, đây là lần đổi tiền hết sức bất ngờ và kì cục, chuyển mệnh giá đồng tiền cũ giảm xuống còn 10% giá trị đồng tiền mới. Tờ 50 đồng lúc bấy giờ mang ra tiêu dùng ở bất kì nơi đâu cũng khó vì người bán hàng không đủ khả năng thối tiền thừa. Nhưng đó cũng là sự khởi đầu của lạm phát tàn bạo nhất trong lịch sử. Chỉ chưa đầy mười năm sau, tờ tiền mệnh giá 500 đồng ra đời nhưng cũng không trụ được bao lâu, tờ 1000 đồng ra đời, rồi 2000 đồng, 5000 đồng, 10,000 đồng, 50,000 đồng và liền sau đó là 100,000 đồng, hiện tại, tờ 500,000 đồng ra đời tuy chưa đầy 10 năm nhưng giá trị của nó rất thấp, mua không được một phần tư chỉ vàng.

Trong khi đó, lúc chuẩn bị đổi tiền, năm 1984, một lượng vàng có giá dao động từ 2000 đồng đến 2700 đồng, tính theo tiền mới sau năm 1985 thì nó trị giá 200 đồng đến 270 đồng. Và một người muốn sỡ hữu tờ 50 đồng trên tay, phải bán ra ba chỉ vàng. Nếu gởi tiết kiệm ba trăm đồng, phải bán đi hơn một lượng vàng và gởi 1000 đồng vào tiết kiệm phải mất đi gần bốn lượng vàng. Tiền mua công trái cũng vậy. Và đây là giai đoạn mà người ta gởi tiền kiệm bằng vàng và nhận cả lãi lẫn gốc sau này bằng cám heo.

Một cuốn sổ tiết kiệm có mệnh giá 1000 đồng lúc đó trị giá gần bốn lượng vàng, sau hơn hai mươi năm, tính cả lãi lẫn gốc, nếu như cuốn sổ vẫn còn giá trị thanh toán thì chủ của nó nhận chưa đầy  một 200,000 đồng. Sau hơn hai mươi năm gởi tiết kiệm để làm giàu bằng bốn lượng vàng, người ta nhận được số tiền mua chưa được một phân vàng. Tính theo tỉ giá thì nó trị giá chưa được 0,25% lúc gởi vào!

Tiền công trái, tiền tiết kiệm và tiền cổ phần hợp tác xã đi về đâu?

Một người tên Hiền, ở Bình Chánh, Sài Gòn, chia sẻ: "Đến năm 1985 thì nó tạm mở cửa, cởi trói gì đó vì nghe rằng Mỹ nó mở cấm vận. Nên bắt đầu tạm ổn nhưng mà tiền vẫn mất giá như thường, nhất là hồi Liên Xô sụp đổ đó, tiền nó lên vùn vụt, vùn vụt à. Một lần nữa sôi động về tiền, một cái nhà thời đó giá là 10 cây thì sau đó nó lên 150 cây. Trước năm 75 không dễ làm giàu như bây giờ, công chức trước 1975 không dễ tham nhũng như bây giờ vì luật lệ nó rất đàng hoàng. Hồi đó anh tỉnh trưởng không dễ kiếm tiền như bí thư tỉnh ủy, như chủ tịch tỉnh như bây giờ đâu. Không dễ buôn lậu từ Trung Quốc về bằng tàu lửa như bây giờ đâu, bây giờ làm giàu (bất chính) dễ chứ không như hồi đó đâu, kể cả cán bộ."

Theo ông Hiền, nếu như tính kĩ số vàng mà người dân đã mất đi trước và sau đổi tiền năm 1985 và đồng tiền bị trượt giá từ năm 1985 đến nay thì nhiều không thể tưởng tượng được. Vì những năm 1975 đến 1980, ngoài chuyện có nhiều gia đình bị tịch biên tài sản, mất hàng ngàn lượng vàng, còn có thêm tin đồn sau "giải phóng", vàng sẽ được dùng làm đai cuốc và cán mác. Và có bao nhiêu vàng người ta cũng mang ra đổi đồ, bán lấy tiền nhét vào ống tre, cột nhà để dự trữ. Đùng một cái, đổi tiền, số tiền  dự trữ chỉ còn bằng 10% và sau ba lần đổi tiền, đồng tiền trượt giá, số vàng bán đi để dự trữ bằng tiền mặt xem như thành mây thành khói, vàng mất mà tiền cũng không còn giá trị.

Trong khi đó, sau khi đổi tiền, một số không ít các gia đình bỏ ra mua công trái, gởi tiết kiệm, cả hai khoản tiền này xem như đổ sông đổ biển vì đồng tiền trượt giá quá nhanh. Nhưng câu chuyện không dừng ở đó, những năm 1990, các vùng thôn quê lại có thêm chuyện đặt cọc tiền trước khi sử dụng điện nhà nước. Thường thì mỗi hộ phải nộp vào hợp tác xã 50 ngàn đồng, tương đương với 3 phân vàng, rồi sau đó mới tự mua dây điện, bóng đèn để kéo điện về nhà. Mãi cho đến bây giờ, hơn hai mươi năm sau, số tiền đặt cọc để đóng điện của người dân đã hoàn toàn mất dấu, khộng biết đòi ai vì hợp tác xã đã giải thể, vấn đề điện thắp sáng giao cho điện lực trực tiếp quản lý, trong khi đó tiền cọc lại nộp cho hợp tác xã.

Lại thêm chuyện bất kì xã viên nào cũng bị bắt buộc đóng tiền cổ phần vào hợp tác xã sản xuất với mức tiền tương đương một chỉ vàng những năm 1980. Nhưng mãi cho đến nay, loại hình hợp tác xã giải thể đã lâu vẫn không thấy tiền cổ phần hoàn trả cho xã viên. Cùng lắm thì mỗi dịp tết, các thôn bắc loa gọi dân đi nhận tiền lãi cổ phần của một năm với 15,000 đồng. Mọi năm đều thế, dịp Tết tới đây cũng không ngoại trừ. Và nếu xã viên có đi rút lại cổ phần cũng chẳng biết tìm ai để rút!

Tính cho đến nay, các khoản tiền công trái, tiết kiệm và cổ phần xã viên hợp tác xã mà hàng chục triệu dân đã tham gia xem như mất trắng, không có một lời cám ơn, thậm chí còn bị biến thành trò cười trong câu chuyện phiếm của các nhân viên ngành ngân hàng hiện tại!

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Thực ra, việc tiến hành nâng mũi đẹp chỉ là một tiểu phẫu. Tuy nhiên để có được kết quả thành công sau phẫu thuật thì cần phải chú ý những điểm sau:

Mũi sline đẹp tự nhiên sau khi thực hiện thẩm mĩ mũi

Thứ nhất, bác sĩ phẫu thuật phải là người có trình độ và tay nghề chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong phẫu thuật thẩm mỹ để có thể thực hiện chính xác những thao tác để tiến hành thẩm mỹ mũi. Đồng thời bác sĩ cũng phải có con mắt thẩm mỹ tốt để định hình và đo vẽ dáng mũi thật chuẩn và phù hợp với khuôn mặt của từng khách hàng.
Thứ hai, chất liệu nâng mũi phải có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng. Nếu là chất liệu sụn nhân tạo thì chất liệu được cho là hiệu quả nhất hiện nay được sử dụng trong thẩm mỹ mũi là “sinh học định hình”. Nếu là chất liệu sụn tự thân tức là sụn vành tai, sụn sườn hay sụn vách ngăn thì đòi hỏi bác sĩ lấy sụn phải khéo léo để đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
Thứ ba là lựa chọn đúng kỹ thuật và phương pháp thẩm mĩ mũi tạo hình S-line cũng như chỉnh hình nâng mũi để tạo được dáng mũi phù hợp, hài hòa với khuôn mặt là rất quan trọng. Sau khi thăm khám và đo vẽ dáng mũi của bạn, bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật chỉnh hình mũi phù hợp nhất với khuôn mặt của từng khách hàng.
Phương pháp nâng mũi ở hà nội vận dụng tạo hình S-line là bước đột phá trong ngành công nghiệp thẩm mỹ nói chung và trong dịch vụ thẩm mỹ nang mui nói riêng. Công nghệ này đã phức hợp chỉnh hình tổng thể dáng mũi theo tỉ lệ vàng, mang lại vẻ đẹp toàn diện hơn.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Một chiếc mũi đẹp đối với nam giới là khi mũi có hình dáng thon chạy dài từ gốc mũi đến đầu mũi, đầu mũi không thấp, lỗ mũi phải nhỏ gọn, chân gốc mũi là khoảng cách giữa hai khóe mắt không được xa nhau, chính vì vậy sua mui nam gioi không giống như mũi Sline của phái nữ. Đặc biệt  mũi nam phải đầy hơn và thẳng hơn, nhìn chắc khỏe hơn không như dáng mũi Sline của nữ. Do đó khi chỉnh hình mũi không phải nâng mũi cao là đạt yêu cầu mà phải biết cần điều chỉnh sửa mũi một số bước trong phức hợp chỉnh tại thẩm mỹ viện nâng mũi.
Sửa mũi băng sụn tự thân mang đến cho bạn nét đẹp mạnh mẽ
 Mũi nam đẹp cần phải đạt những tiêu chí sau:
  • Nâng cao sóng mũi hợp lý. Góc giữa trán và mũi của đàn ông là 115-120 độ
  • Chỉnh hình cánh mũi nếu cần thiết, thu nhỏ cánh mũi hoặc làm lổ mũi nhọn hình tam giác nhọn.Ggóc giữa mũi và môi trên – thường là khoảng 90-95 độ
  • Nâng cao chân mũi hợp lý, thường dùng sụn thự thân.
  • Thu gọn khoảng cách hai khóe mắt nếu gốc khóe mắt xa nhiều, mũi dài hơn
  • Sửa mũi bằng sụn tự thân và sụn nhân tạo phù hợp từng trường hợp.
  • Mức độ đầu mũi nam nhô ra khỏi mặt nhiều hơn mũi nữ.
Thẩm mỹ viện Đông Á – tự hào khẳng định là địa chỉ thẩm mỹ an toàn và uy tín số 1 Việt Nam, luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất vào việc làm đẹp cho khách hàng. Tại Thẩm mỹ viện Đông Á – một trong những địa chỉ thẩm mỹ an toàn và uy tín nhất hiện nay, nổi bật lên là đội ngũ y bác sĩ cùng cơ sở vật chất đạt chuẩn Châu Âu, cùng với hàng loạt công nghệ  thẩm mỹ hiện đại khác… cam kết sẽ mang lại cho bạn kết quả thẩm mỹ hoàn hảo nhất.
Xem thêm: Sửa cánh mũi

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Xăm hình là môn nghệ thuật gần đây bắc đầu du nhập mạnh và trong giới trẻ hiện nay, thế nhưng nhìn nhận ở một khía cạnh khác thì xăm hình vẫn chưa được chấp nhận, và cũng có nhiều lý do khác nhau để bạn xăm hình rồi lại xóa xăm, bài viết này tôi xin chia sẽ một số meo xoa hinh xam tại nhà sau:

Mẹo xóa hình xăm đơn giản tại nhà

Xóa hình xăm với muối + chanh

Cả 2 thành phần muối và chanh đều có khả năng tẩy rửa mạnh, sát trùng cao nên ngăn ngừa tốt khả năng viêm nhiễm khi xóa xăm tại nhà. Bạn sử dụng 1 thìa muối, trộn đều với nước cốt của ½ quả chanh, đánh tan rồi thoa đều lên vùng da chứa hình xăm, đây là cách xóa hình xăm tại nhà vừa đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí so với thuốc xóa hình xăm bán trôi nổi trên thị trường.
Khi áp dụng phương pháp này, bạn sẽ thấy da khá đau rát và xót, nhưng hiệu quả tẩy hình xăm sẽ rất tích cực nếu bạn kiên trì. Sau 2 -3 ngày áp dụng, nếu thấy da quá khó chịu, bạn có thể tạm dừng vài ngày rồi áp dụng tiếp.

Cách xóa hình xăm tại nhà vô cùng lành tính

Đây là cách xóa hình xăm tại nhà được đánh giá là an toàn vì các nguyên liệu được dùng đều có nguồn gốc từ các loại lá cây, hoàn toàn không có kích ứng và gây hại cho da.
Công thức: Bạn lấy lá cây lô hội (nha đam), lá cây bụi mơ và vitamin E theo tỷ lệ bằng nhau, xay nhuyễn các nguyên liệu trên với nhau rồi bôi hỗn hợp đó lên các hình xăm theo chiều kim đồng hồ. Sau khi đã thoa đều, để nguyên hỗn hợp trên da trong vòng 1 phút sau đó rửa sạch bằng nước lạnh. Với cách xoa hinh xam khong de lai seo này, bạn cần phải thực hiện phương pháp này hàng ngày từ 2 – 3 lần trong vòng 3 – 4 tuần. Các chất có trong nha đam và lá bụi mơ kết hợp cùng vitamin E sẽ làm mờ dần và biến hết những vết mực xăm trên da của bạn một các an toàn.