Just another free Blogger theme

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Khi gan bị nhiễm độc và trở nên suy yếu, các bộ phận cơ thể đều bị ảnh hưởng bởi chất độc hại không được gan thanh lọc sẽ tác động lên toàn bộ cơ thể. Bởi vậy, ngay khi gan bắt đầu có dấu hiệu, bạn nên chú ý để giúp ganhồi phục ngay.
Những dấu hiệu gan bị suy yếu rất dễ nhận ra mà chưa cần phải trải qua những xét nghiệm. Hãy lắng nghe cơ thể mình nếu thấy có những dấu hiệu dễ nhận ra này thì hãy đi kiểm tra sức khỏe gan ngay nhé.
1. Vàng da:
Sở dĩ bệnh gan gây ra vàng da là do khi gan có vấn đề, các phân tử bilirubin bị gan phá vỡ và tăng cao trong máu. Các phân tử bilirubin này không chỉ gây vàng da mà còn gây vàng mắt, nước tiểu cũng chuyển sang màu vàng.
Vàng da được coi là dấu hiệu quan trọng của các bệnh về gan. Các nhà khoa học coi nó là triệu chứng đầu tiên, đôi khi là triệu chứng duy nhất mà bạn có thể nhận thấy để báo động gan bạn đang có vấn đề.
2. Sưng bụng:
Khi gan bị sưng sẽ làm cho bụng bị phình ra theo. Ngoài ra, gan hoạt động không tốt khiến cho cơ thể tích tụ chất lỏng cũng góp phần gây nên hiện tượng sưng và cứng bụng.
Nếu bạn thấy bụng mình bị sưng ở phần góc tư bên phải của bụng kèm theo cảm giác cứng, ấn vào thấy đau thì nhất định bạn đã có bệnh về gan.
3. Bài tiết ra chất thải không bình thường:
Nếu chất thải trong cơ thể bạn thông qua đường bài tiết ra ngoài mà có dấu hiệu màu sắc nhợt nhạt hơn bình thường thì nghĩa là gan bạn đã có vấn đề trong việc sản xuất ra mật.
Nếu chất thải này sậm màu hơn bình thường, thậm chí trở nên đen hoàn toàn thì có nghĩa trong chất thải có lẫn máu, điều đó cũng báo hiệu sự nguy hiểm của gan.
“Tôi sẽ sống đến 86 tuổi, nếu tôi thay đổi thói quen và lối sống hiện nay, tôi có thể sống thêm 12 năm nữa. Tất nhiên, tôi không dám chắc điều đó, tuy nhiên đó là tính toán dựa vào các cầu trả lời của tôi cho một bản thẩm vấn chi từ trang web Cách tính sống thọ đến 100 tuổi. Cách tính này dự đoán gần đúng độ tuổi lìa trần bằng cách sử dụng số liệu như chế độ ăn uống, tập thể dục, trong dòng tộc có mặc bệnh hiểm nghèo và đời sống xã hội”, Thomas Perl chia sẻ.
8 bước giúp bạn trường thọ
Hiện ông đang công tác tại Trung tâm Y tế Boston kiêm giáo sư Đại học Y Boston đã phát triển một loại phần mềm trắc nghiệm trực tuyến đoán tuổi thọ dựa vào nghiêm cứu của ông về chế độ ăn uống từ những người sống thọtrăm tuổi, những người trường thọ. Bằng cách thay đổi thói quen để nhắc đến những người sống thọ nhất, ông cho biết chúng ta có thể thêm tuổi thọ cho chính bản thân mình.
1. Hạn chế ăn thịt chế biến sẵn: sống thêm 4 năm
Nghiên cứu của Thomas Perl chỉ ra chế độ ăn uống có lượng thịt chế biến sẵn cao hơn 20gram/ngày có liên quan đén 3% ca tử vong sớm của 450.000 người châu Âu. Những người ăn nhiều thịt có nguy cơ chết sớm hơn so với người bị bệnh tim đến 72% và cao hơn người bị bệnh ung thư 11%. Mặc dù những con số này có vẻ rất đáng lo ngại, các chuyên gia cảnh báo rủi ro mà thịt chế biến sẵn gây ra có thể bị phóng đại và những người ăn nhiều thịt chế biến sẵn cũng có thể nghiện thuốc lá.
2. Nhận đủ lượng can-xi sống thêm 5 năm
Nên uống 1 cốc cà phê sữa/ngày. Phương pháp tính tuổi thọ cho biết nếu không đủ lượng can-xi để ngăn ngừa loãng xương, càng về già càng dễ mắc bệnh.
Loãng xương, một căn bệnh xảy ra khi cơ thể không tạo đủ mô xương mới vì thiếu can-xi, có thể gia tăng nguy cơ gãy xương. Khoảng 1 nửa phụ nữ ở độ tuổi trên 50 có nguy cơ bị gãy xương. Bạn nên bổ sung đủ lượng can xi từ thực phẩm chức năng hoặc các nguồn thực phẩm khác như pho mát hoặc rau xanh.
3. Tập thể dục đều đặn hàng ngày sống thêm 5 năm
Tập thể dục 6 hoặc 7 ngày/tuần có thể giúp bạn sống thêm 5 năm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch Mỹ (CDC) đưa ra khuyên rằng chúng ta nên dành ít nhất 150 phút hoạt động ngoài trời vừa phải ít nhất 2 lần/tuần. Nhưng một số chuyên gia cho biết tối thiểu phải tăng lên 3 ngày/tuần. Lợi ích sức khỏe mà tập thể dục đem lại rất lớn. Tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường, đồng thời tăng cường sức khỏe tâm thần và tuổi thọ, theo CDC.
4. Khám sức khỏe định kỳ sống thọ thêm 5 năm
Các đừng nghĩ ă có thể ăn ngon miệng và tập thể dục nhiều hơn so với người khác là đã có sức khỏe tốt, hãy nhớ luôn đi khám sức khỏe định kỳ. Khám sức khỏe thường xuyên có thể giúp chúng ta phát hiện những rủi ro và dấu sớm trước khi một căn bệnh nào đó biến chứng, trở nên nghiêm trọng. Mộtnghiên cứu năm 2014 được Đại học Havard thực hiện ở Massachusette phát hiện có 320 ca tử vong/năm trên toàn bang vì thiếu thói quen khám sức khỏe định kỳ.
5. Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và bạn bè
Đến bệnh viện khám sức khỏe và chế độ ăn uống chuẩn mực rất quan trọng, tuy nhiên, bạn nên dành thời gian cho gia đình và bạn bè thì sẽ có một đời sống vui tươi lành mạnh giúp tinh thần luôn lạc quan, tuổi thọ nhờ thế được tăng trưởng. Quan tâm đến gia đình, đến những người bạn có thể giúp bạn vượt qua những thời kỳ gian khó và giảm thiểu căng thẳng, lo âu thường gắn với nghịch cảnh.
Bạn hãy nhớ rằng đời sống xã hội hữu hòa cũng giúp tăng tuổi thọ. Mộtnghiên cứu đăng trên tạp chí Y tế PLOS năm 2010 cũng cho biết những ai có mối nhiều mối quan hệ tốt có thể sống thọ hơn so với những người có mối quan hệ xã hội không tốt với tỷ lệ đạt đến 50%.
6. Tránh tắm nắng sống thọ thêm 5 năm
Các bạn hãy nhớ không nên tắm hay phơi da trần nhiều giờ dưới nắng nóng vì như thế nguy cơ ung thư da sẽ cao. CDC khuyên nên ở trong bóng mát, mắc quần áo kín toàn thân và nên sử dụng kem chống nắng khi bắt buộc phải trần dưới nắng hàng giờ. Một nghiên cứu gần đây phân tích dữ liệu đã có từ 200 năm trước cho biết mức độ tắm nắng kéo dài trong suốt một năm có thể làm tăng nguy cơ tử vong đối với trẻ sơ sinh và giảm bớt tuổi thọ trung bình toàn dân đến 5 năm, theo Tạp chí Khoa học Đời sống (Mỹ).
7. Xỉa/đánh răng thường xuyên sống thọ thêm 1 năm
Bạn nên nhớ và duy trì thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoe để làm sạch răng miệng. Không chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày sẽ dẫn đến một loạt vấn đề về răng miệng như bệnh nướu răng gây nguy cơ bệnh thận và tiểu đường.
8. Nên uống cà phê hàng ngày
Nhưng phương pháp tính tuổi thọ đó cũng khuyến nghị nên uống chế uống cà phê hàng ngày, mặc dù một số nghiên cứu chưa định rõ cà phê giúp tăng hay làm tổn thọ.

Một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Ung thư Quốc gia Mỹ được hoàn thành vào năm 2012 cho biết 400.000 người ở độ tuổi từ 50-71 sống trong những năm 1985 đến 2008 cho kết kết quả: Những người uống 3 tách cà phê/ngày giảm 10% nguy cơ chết sớm so với những người không uống cà phê.
Trong tiết trời nóng bức của mùa hè, cơ thể luôn ẩm ướt do ra nhiều mồ hôi, sức đề kháng của da cũng giảm sút là điều kiện thuận lợi cho các chứng bệnh ngoài da phát triển, trong đó có bệnh viêm da mủ.
Viêm da mủ do tụ cầu khuẩn
Tổn thương da do liên cầu.
Bình thường trên da có nhiều loại vi khuẩn ký sinh, tập trung nhiều nhất ở vùng có nhiều lông, vùng đọng mồ hôi như các nếp kẽ, các lỗ chân lông. Chúng chung sống hòa bình với cơ thể và không gây nên bệnh. Khi gặp điều kiện như cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng, vệ sinh kém, ngứa gãi làm xây sát da, nhất là trong mùa hè nóng nực, da luôn bị ẩm ướt mồ hôi là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn này tăng sinh, tăng độc tố gây nên bệnhviêm da. Bệnh viêm da mủ thường chia làm 2 nhóm bệnh do tụ cầu khuẩn và do liên cầu khuẩn gây nên. Trong một số trường hợp, hai khuẩn trên có thể phối hợp với nhau để gây bệnh.
Tụ cầu khuẩn thường gây tổn thương ở nang lông. Có những thể bệnh chính sau:
Viêm nang lông nông: Viêm nông ở đầu lỗ chân lông. Lúc đầu lỗ chân lông hơi sưng đỏ, sau đó thành những mụn mủ nhỏ như đầu đinh ghim, ở quanh chân lông có quầng đỏ. Vài ngày sau, mụn mủ khô đi để lại vảy tiết màu nâu, sau cùng vảy bong đi không để lại sẹo. Vị trí hay gặp ở lông nách, lông mu, đầu, râu.
Viêm nang lông sâu: Ban đầu là những mụn mủ quanh chân lông. Sau đó tổn thương lan sâu hơn dưới da làm vùng da quanh nang lông bị nhiễm cộm lên và tạo thành túi mủ. Mụn mủ không bị vỡ mà xẹp đi đóng vảy tiết, vảy tiết bong để lại sẹo lõm. Viêm nang lông sâu ở vùng cằm, gáy, vùng da đầu tiến triển dai dẳng, hay tái phát. Bệnh nhân thường có đau nhức tại tổn thương.
Nhọt: Cũng là một tình trạng viêm nang lông. Nếu nhọt to, số lượng nhiều có thể kèm theo sốt, hạch bạch huyết sưng đau. Nhọt ở lỗ tai rất đau, dân gian còn gọi là “đằng đằng”. Nhọt ở quanh miệng còn gọi là “đinh râu” rất nguy hiểm vì có thể gây tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết dễ gây tử vong.
Hậu bối do tụ cầu vàng có độc tính rất cao, hay gây bệnh ở người già yếu, nghiện rượu, đái tháo đường, ăn uống kém. Đây là một cụm nhọt do hiện tượng viêm một đám nang lông liền kề nhau. Bệnh nhân lúc đầu thường có sốt cao, người mệt mỏi, sau đó trên da xuất hiện một đám da viêm đỏ, tổn thương lớn dần màu đỏ tím có nhiều mủ, nhiều ngòi, khi vỡ mủ thoát ra ngoài qua các lỗ chân lông lỗ chỗ như tổ ong, sau khỏi để lại sẹo xấu. Thương tổn da đau nhức rất nhiều.
Nhọt bày là nhiều đinh nhọt mọc liên tiếp hết đợt này đến đợt khác dai dẳng hàng tháng. Thường gặp ở người suy nhược, giảm sức đề kháng.
Nhọt ổ gà là một viêm nang lông kèm theo viêm tuyến mồ hôi, tuyến bã ở vùng nách, tạo thành một túi mủ sâu ở bì và hạ bì. Tổn thương nổi thành cục ở vùng nách, ban đầu cứng sau mềm dần, vỡ mủ. Có thể có một hoặc nhiều nhọt ổ gà trong một hố nách. Bệnh thường tiến triển dai dẳng, hay tái phát, nhất là về mùa hè.
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng ngừa các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè nói chung và bệnh viêm da mủ nói riêng, cần phải vệ sinh môi trường sống và thân thể sạch sẽ, không để mồ hôi đọng lại trên người quá lâu, là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi. Không nên ăn quá nhiều đồ nóng có hàm lượng đường cao. Nên sử dụng các loại thực phẩm và rau xanh có tính giải nhiệt. Tăng cường bổ sung vitamin, chế độ ăn nhiều đạm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Với trẻ nhỏ nên tắm bằng nước chè tươi, sài đất, mướp đắng... có tác dụng mát da khử khuẩn và phòng viêm da mủ rất hiệu quả.
Khi có những triệu chứng của bệnh, cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị sớm để phòng biến chứng như viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết... Tùy từng dạng viêm da mủ mà bác sĩ cho thuốc điều trị thích hợp, điều quan trọng là người bệnh không tự ý dùng kháng sinh, thuốc bôi, dán cao, đắp lá... và không được gãi cào làm xước vùng da bị viêm, không chích nặn những mụn đang viêm tấy, chưa hóa mủ...

Mời độc giả đón đọc bài 2 "Viêm da mủ do liên cầu khuẩn" vào 14h ngày 16/6/2015

Sốt cao trên 38 - 40 độ C, liên tục, kéo dài; có khi rét run 1 – 2 ngày đầu, kèm theo sốt thường có nhức đầu nặng, đau mỏi cơ.
3 dấu hiệu tố bạn bị sốt mò
Bà con khi làm nương rẫy cần có phương tiện bảo hộ để phòng tránh mò đốt. Ảnh: MH
Nốt loét đặc trưng (điển hình của sốt mò): Thường ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, vùng hạ nang, hậu môn, bẹn, nách, cổ,… đôi khi ở vị trí trong vành tai rốn, mi mắt (dễ nhầm với lẹo mắt); đặc điểm của nốt loét là không đau, không ngứa; người bệnh thường chỉ có một nốt hiếm có 2 - 3 nốt; hình tròn hay bầu dục, đường kính từ 1mm - 2cm; có vảy đen, cứng, phủ trên một nốt sẩn có gờ cứng, nếu vảy đã bong thì để lại vết loét lõm, màu đỏ tươi, sạch, không tiết dịch, không có mủ.

Hạch và ban dát sẩn: Hạch khu vực nốt loét thường hơi sung và đau, không đỏ, vẫn di động, xuất hiện cùng với sốt hoặc sau 2 - 3 ngày. Ban dát sẩn mọc cuối tuần thứ nhất đầu tuần thứ hai, mọc khắp người, trừ lòng bàn tay bàn chân, tồn tại vài giờ đến 1 tuần, đôi khi có đốm xuất huyết,…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có khoảng 600 triệu người mắc bệnh COPD, hơn 300 triệu người chết mỗi năm. Thuốc lá và khói bụi, ô nhiễm không khí... là thủ phạm quan trọng. Bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng.Hơn nữa, việc đánh giá không đúng mức về COPD góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng tỷ lệ tử vong.
Ai có nguy cơ mắc COPD?
Bệnh COPD chủ yếu gặp ở người lớn, nhất là nam giới tuổi trên 40. Những người hút thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất (kể cả hút thuốc lá thụ động tức hít phải khói thuốc lá do người khác hút) cũng có thể tăng nguy cơ COPD. 80-90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá. Tiếp xúc thường xuyên với không khí ô nhiễm, với khói bếp than, bụi nghề nghiệp, bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ đều là nguyên nhân của bệnh COPD.
Cách đơn giản nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Điều trị cho bệnh nhân COPD tại Bệnh viện Phổi TW. Ảnh: TM
Làm thế nào để nhận biết bệnh COPD?
Ho, khạc đờm mỗi sáng. Khó thở khi gắng sức. Khi bệnh tiến triển có thể khó thở ngay cả khi không phải gắng sức nhiều. Những đợt cấp của COPD các triệu chứng này thường xảy ra. Ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, mặc dù không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD... Ngoài ra, người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, mỏi mệt, giảm các hoạt động. Suy giảm các cơ quan chức năng. Người bệnh có thể suy hô hấp và tử vong trong một đợt kịch phát của COPD.

Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là hô hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không. Chụp Xquang phổi, chụp scaner cho thấy đường dẫn khí hẹp lại, không khí khó đi vào phổi (thành của đường dẫn khí dày lên, sưng phù, hóa xơ; tăng tiết đờm, cơ bao quanh đường dẫn khí co thắt lại). Các túi khí nhỏ (phế nang) bị phá hủy, gia tăng tình trạng ứ khí trong phổi và giảm khả năng trao đổi khí của phổi. Bệnh COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao như đã nói ở trên, đặc biệt có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, kể cả ngửi khói thuốc thụ động, sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi.

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

Mặc dù có thuốc kháng vi-rút nhưng thuốc chỉ có tác dụng với một số loại vi-rút chứ không phải tất cả các vi-rút. Do đó, việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ, nâng cao thể trạng cho bệnh nhi và chữa triệu chứng.
Bệnh nhi cần được điều trị tại bệnh viện có đủ phương tiện theo dõi và can thiệp kịp thời. Việc theo dõi và kiểm soát huyết áp, tần số tim, hô hấp, bồi phụ nước và điện giải và nhất là chống phù não rất quan trọng đối với bệnh nhi. Kháng sinh diệt vi-rút dùng trong trường hợp viêm não do herpes simplex vi-rút.
Phương pháp điều trị viêm não do vi-rút - ảnh 1

Việc điều trị viêm não chủ yếu là hỗ trợ, nâng cao thể trạng cho bệnh nhi và chữa triệu chứng (Ảnh minh họa: Internet)

Còn hấu hết các trường hợp viêm não không cần dùng kháng sinh vì không có tác dụng. Sử dụng corticosteroid, các dung dịch ưu trương để chống phù não. Dùng các thuốc an thần và chống co giật khi bệnh nhi bị co giật. Đối với các ca bệnh nặng, có rối loạn hô hấp, tuần hoàn, bệnh nhi cần được điều trị tích cực như thông khí nhân tạo, chống sốc...
Việc điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhi có di chứng cũng rất quan trọng. Ở trẻ nhỏ dưới một tuổi thường bị bệnh nặng, có thể dẫn đến bại não.
Theo ThS. Nguyễn Thế Minh

Để máy tính lên đùi

Máy tính để trên đùi, dù trong một khoảng thời gian ngắn vẫn gây tác hại nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng. Mặc dù laptop ngày nay đã được thiết kế để giảm tối đa lượng nhiệt phát tán, hay sự ra đời của đế tản nhiệt, việc đặt laptop lên đùi sẽ khiến vùng kín nóng lên, gâyảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt là ở nam giới.
Việc để đùi và vùng kín tiếp xúc lâu với nguồn nhiệt sẽ làm giảm số lượng cũng như chất lượng của tinh trùng. Kéo dài liên tục thói quen này, cả nữ và nam giới đèu có thể mắc chứng vô sinh.
Ngoài ra, các bác sĩ đã cảnh báo rằng việc để máy tính xách tay trên đùi cũng có thể gây hại cho làn da của bạn. Luồng nhiệt tạo ra từ trong máy tính có thể gây ra hội chứng 'da bị nướng' Đó là da như bị những chiếc gai chích gây phát ban, có thể gây ra sự đổi màu da vĩnh viễn và đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.
Đặt máy tính sai làm hại sức khỏe - ảnh 1

Nhiều người có thói quen đặt máy tính lên đùi khi sử dụng (Ảnh minh họa: Internet)

Để máy tính lên bụng

Tương tự như việc để laptop lên đùi, việc để máy tính trên bụng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể của bạn. Lượng nhiệt phát ra trực tiếp từ máy tính sẽ tác động trực tiếp vùng da bụng vốn dĩ đã nhạy cảm của bạn và có thể khiến da bị bỏng rát nếu kéo dài.
Ngoài ra, việc để máy tính lên bụng cũng khiến xương sống và xương cổ của bạn bị ảnh hưởng vì các xương này sẽ phải cong lên khi bạn dùng laptop. Các bà mẹ có thai cũng nên tránh việc đặt trực tiếp máy tính xách tay hay các thiết bị điện tử khác lên bụng.

Để máy tính bật cạnh người khi ngủ

Đặt máy tính cạnh người khi ngủ có thể khiến bạn mất ngủ. Máy tính xách tay, điện thoại, máy tính bảng, ti vi và những thiết bị khác có màn hình LED,… phát ra thứ gọi là ánh sáng xanh. Một số nghiên cứu cho thấy thứ ánh sáng này có thể ức chế việc sản xuất hoóc-môn melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của chúng ta.
Các nhà khoa học lý giải có thể ánh sáng màu xanh có bước sóng giống ánh sáng ban ngày nên cơ thể bị đánh lừa, nghĩ bất cứ thời điểm nào cũng là ban ngày. Để tránh mất ngủ, bạn cần tắt tất cả các thiết bị điện tử 2 giờ trước khi lên giường.
Tốt nhất, bạn nên để điện thoại và máy tínhở căn phòng khác phòng ngủ. Ngoài ra, bạn cũng cần phải cẩn trọng bởi sóng Wi-Fi hay trường điện từ phát ra có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch.
Do đó khi sử dụng máy tính xách tay, tốt nhất bạn nên để máy tính trên bàn và ngồi thẳng lưng. Trong trường hợp không có sẵn bàn hay phải sử dụng máy tính bất ngờ, nên tìm vải mềm phủ lên đùi, bụng rồi mới đặt máy lên.
Theo Thúy Giang/Kenh14.vn/
Trong những ngày nắng nóng, nhiều người tìm đến sông, hồ,… để tắm mát thay vì vào hồ bơi. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tiếp nhận nhiều nước thải từ khu dân cư, khu công nghiệp chưa qua xử lý. Sở Tài nguyên Môi trường Lào Cai từng nhận định, nguồn nước ở dòng sông Hồng, nơi nhiều người đến tắm bị ô nhiễm trầm trọng, có nơi bốc mùi hôi thối

Bị đỉa xâm nhập

Anh Phàng A X. (30 tuổi, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) thường xuyên ra suối tắm do trời nóng. Một thời gian sau, anh thấy khó thở, đôi khi khạc ra máu. Thấy tình trạng ngày càng nghiêm trọng, ngày 10/6 vừa qua, anh đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM để khám. Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện và gắp ra từ cuống họng anh X. một con đỉa vẫn ngọ nguậy dài 3cm.
Những hiểm họa không ngờ khi tắm sông hồ - ảnh 1

Dị vật được tìm thấy trong cổ họng anh X (Ảnh: Khám Phá)

Đỉa có thể sinh sống trong nước suối, hồ. Khi con người tắm, ngâm mình hoặc uống nước nơi có đỉa, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người. Thông thường chúng đi vào đường mũi. Chúng có thể sinh sống trong cơ thể người, càng lớn khiến người bị cảm thấy khó thở. Nguy hiểm, khi hút máu đỉa tiết ra chất chống đông khiến máu chảy mãi, có thể gây tử vong.

Bệnh ngoài da

Năm 2014, Viện Khoa học Môi trường và Phát triển (VESDEC) từng khảo sát và đưa ra kết luận không có đoạn nào trên các con sông chảy qua địa bàn TP Hà Nội đạt loại I (không ô nhiễm hoặc ô nhiễm nhẹ). Các con sông bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và sản xuất. Chúng tạo môi trường cho vi khuẩn, vi trùng sinh sôi, dễ dàng gây bệnh ngoài da cho người tiếp xúc.
Đặc biệt, khi bơi, tắm, thời gian ngâm nước dài, khả năng mắc bệnh càng cao. Các bệnh điểm hình là viêm da tiếp xúc, dị ứng, nhiễm nấm,… Bệnh thường chỉ bắt đầu với triệu chứng ngứa, xuất hiện mụn nước,… Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm da nặng.
Những hiểm họa không ngờ khi tắm sông hồ - ảnh 2

Tắm sông hồ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm

Các bệnh về tai, mắt

Khi bơi lội tại sông, hồ, hầu hết người bơi không đeo kính mắt. Việc này có thể khiến mắt phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước ô nhiễm và mắc bệnh. Ngoài triệu chứng đỏ mắt, nước bẩn có thể gây bệnh viêm hạt mắt, lậu mắt,… Những nơi càng ô nhiễm, khả năng mắc bệnh càng cao.
Tai cũng là nơi dễ dàng bị ứ đọng nước bẩn, nấm và vi khuẩn. Nếu không có biện pháp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, chúng có thể gây đau nhức, viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến thính giác.

Bệnh đường tiêu hóa

Trong nước hồ, sông có thể tồn tại ấu trùng giun, sán và E. Coli. Nếu không may uống phải, bạn sẽ mắc các bệnh về tiêu hoá như tiêu chảy, nhiễm giun, sán, viêm ruột. Ngoài ra, trong nước bẩn cũng tồn tại ký sinh trùng Giardia gây tiêu chảy cấp, Norwalkvirus gây viêm dạ dày, viêm gan vi-rút A.
Những hiểm họa không ngờ khi tắm sông hồ - ảnh 3

Không một dòng sông nào an toàn tuyệt đối để bơi lội

Bệnh đường sinh dục

'Vùng kín' là nơi dễ tổn thương. Khi bị ngâm lâu trong nguồn nước ô nhiễm, cơ quan sinh dục có thể bị tổn thương, mắc các bệnh phụ khoa, nam khoa. Ngoài ra, nếu trong vùng bơi có người mắc bệnh, mầm bệnh có thể lây nhiễm sang người xung quanh. Chúng không chỉ đem đến sự khó chịu mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ sinh sản của người bơi.

Đuối nước

Tuy mới đầu hè nhưng tình trạng đuối nước đã trở thành vấn đề nhức nhối của nhiều tỉnh, thành. Chỉ trong tháng 5/2015, hơn 10 vụ đuối nước đã xảy ra tại tỉnh Nghệ An khiến hơn 20 trẻ chết đuối và mất tích. Trong đó, chủ yếu là các vụ xảy ra trên sông. Hà Tĩnh từ năm 2014 đến nay cũng có hơn 30 trẻ chết đuối. Hà Nội, Quảng Nam,… cũng xác nhận có người tử vong do đuối nước. Các điểm bơi trên sông, hồ thường tự phát, không có nhân viên cứu hộ túc trực. Do đó, khi tắm, bơi, một chút sơ sẩy có thể khiến người bơi bị đuối nước, dễ tử vong.
Bạn cần hạn chế bơi ngoài sông, hồ, những nơi ô nhiễm để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nên tìm đến các bể bơi đảm bảo vệ sinh, có nhân viên cứu hộ. Khi cơ thể có các vết thương hở, bạn nên tránh bơi lội để bệnh không tiến triển xấu. Đeo kính bơi, nhỏ mắt và tai khi bơi xong. Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi bơi bằng xà phòng diệt khuẩn.

Những con số báo động

Hơn 70% diện tích Trái đất được bao phủ bởi nước nhưng chỉ có 2,5 % là nước ngọt, trong khi 97,5% là nước mặn ở các đại dương không sử dụng sinh hoạt được. Trong đó 0,3% nước ngọt nằm trong các sông hồ, 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trong các sông, núi băng.
Các chuyên gia về nước trên thế giới cảnh báo, hiện cứ 3 người trên trái đất có 1 ngườisống trong tình trạng thiếu nước.
Hiện tại, hơn 80 quốc gia, chiếm khoảng 40% dân số thế giới, đang phải trải qua tình trạng thiếu nước. Các nước Tây Nam Á đối mặt với mối đe dọa lớn nhất với hơn 90% dân số nằm trong khu vực thiếu nước trầm trọng.
Nắng nóng, hạn hán đe dọa sự sống nhân loại - ảnh 1

Nhiều nơi phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nước ngọt nghiêm trọng

Pakistan hiện đang là một trong những quốc gia khô hạn nhất trên thế giới và lượng nước bình quân đầu người đã giảm từ 5000m3/năm (năm 1947) xuống còn khoảng 1000m3/năm đến hiện nay.
Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi biến đổi khí hậu với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cũng đang phải đối mặt với thực trạng thiếu nước.
Theo Viện nước quốc tế Stockholm (SIWI), tình trạng ô nhiễm nước ngày càng gia tăng trên thế giới. Trung bình khoảng 2 triệu tấn rác sinh hoạt đổ ra sông, hồ và biển. Tại các nước đang phát triển, khoảng 70% chất thải công nghiệp không qua xử lý trực tiếp đổ vào các nguồn nước.
Đồng thời, sự cạn kiệt nguồn nước ngầm đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở hầu hết tất cả các tầng chứa nước lớn tại các vùng khô cằn và bán khô cằn của trái đất.
Nhu cầu về nước được dự báo sẽ tăng trưởng hơn 40% vào năm 2050. WHO cảnh báo đến năm 2025, một nửa dân số thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt, nếu các chính phủ thất bại trong việc bảo vệ nguồn nước.
Nhu cầu nước sạch gia tăng, chất lượng nguồn nước suy giảm đang là những thách thức mà nhân loại phải đối mặt.
Nắng nóng, hạn hán đe dọa sự sống nhân loại - ảnh 2

Họ buộc phải sử dụng cả nguồn nước bẩn, ô nhiễm

Thiếu nước vì đâu?

Độ đô thị hóa, dân số tăng nhanh
Dân số tăng càng nhanh thì nhu cầu sử dụng nước càng cao. Đô thị hóa cũng khiến lượng nước dùng cho sinh hoạt tăng vọt.
Sử dụng nước kém hiệu quả
Theo Viện quản lý nguồn nước quốc tế (IWMI), con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng khan hiếm nước, trong đó có việc sử dụng nước lãng phí và kém hiệu quả. Nước sử dụng trong nông nghiệp hiện chiếm tới 78% lượng nước tiêu thụ, công nghiệp chiếm 18%, trong khi đó lượng nước cho sinh hoạt chỉ có 8%. Điều đó đồng nghĩa với việc, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang rất nghiêm trọng.
Ô nhiễm nguồn nước
Nước phế thải công nghiệp và phế thải sinh hoạt không được xử lý làm ô nhiễm nguồn nước, gây nên tình trạng khan hiếm nước trên thế giới. Tại nhiều nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt con người.
Biến đổi khí hậu
Trái đất nóng lên làm tan nhanh các dòng sông băng. Hiện tượng này dẫn đến nước biển dâng cao, tầng nước ngọt bị xâm mặn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước ngọt nghiêm trọng.
Nắng nóng, hạn hán đe dọa sự sống nhân loại - ảnh 3

Con người đang sử dụng nước một cách lãng phí

Hậu quả

Theo các nhà phân tích, sự khan hiếm nước sẽ không chỉ ảnh hưởng đến nhu cầu của con người mà hệ lụy của nó sẽ là đói nghèo, bệnh tật và cả những cuộc xung đột để giành quyền kiểm soát nguồn nước giữa các quốc gia, khu vực.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng hơn 1,6 triệu người trên thế giới  tử vong do không được tiếp cận nguồn nước sạch, 90% trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi và ở các quốc gia đang phát triển. Trên thế giới, cứ 20 giây lại có một trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không phù hợp.
Ngoài ra, khả năng sản xuất lương thực và năng lượng của nhiều quốc gia sẽ bị hạn chế do thiếu nguồn nước ngọt, gây trở ngại lớn cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.
Mặc dù các chính phủ đã có những nỗ lực nhất định trong việc khắc phục tình trạng khan hiếm nước, tuy nhiên, vẫn chưa có giải pháp hiệu quả mang tính toàn cầu. Vì vậy, mỗi cá nhân cần hành động để bảo vệ cuộc sống của chính bản thân và những người xung quanh bằng cách sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước.
Các món ăn được ướp lạnh đem đến cho chúng ta cảm giác dễ chịu, ngon miệng. Nhưng đằng sau sự ngon miệng ấy là rất nhiều cạm bẫy cho sức khỏe, vì khi nhiệt lượng sản sinh trong cơ thể hoặc nhiệt độ bên ngoài đang tăng cao và khả năng tản nhiệt ra ngoài của cơ thể tăng thì bất ngờ uống đồ lạnh vào, cơ thể đang nóng bị lạnh đột ngột, ngay lập tức xuất hiện phòng ngự phản xạ. Lúc đó, dạ dày bị kích thích quá lạnh sẽ khiến mạch máu co trong thời gian dài khiến lượng máu lưu thông bị cản trở và khả năng miễn dịch của cơ thể giảm mạnh. Các lỗ tuyến mồ hôi đồng thời bị khép lại, gây ra hiện tượng tắc mồ hôi và nhiệt lượng của cơ thể khó điều tiết. Bên cạnh đó, khi ăn, uống nhiều đồ lạnh như vậy còn gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tiêu chảy, tim, thận liên tục hoạt động và điều tiết quá mức, khiến cơ thể luôn rơi vào tình trạng mệt mỏi. Vì vậy, trong những ngày hè nóng nực, không nên dùng đồ uống quá lạnh, mỗi lần uống cũng không nên dùng quá nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và những người có thể trạng yếu.
ác nhà nghiên cứu của Đại học Utah (Mỹ) đã làm một cuộc khảo sát thực tế. Kết quả cho biết nếu chúng ta thay thế ít nhất 2 phút ngồi mỗi giờ bằng việc đi lại nhẹ nhàng có thể giảm nguy cơ tử vong sớm lên đến 33% so với những người ngồi liên tục. Nếu bạn tiếp tục thay thế việc ngồi bằng cách đi dạo thêm 2 phút nữa, kết quả mang lại càng đáng khả quan hơn nữa.
TS. Srinivasan Beddhu - người đứng đầu cuộc nghiên cứu - cho biết: Phát hiện này có liên quan đến sự cân bằng năng lượng cơ thể. Theo đó, đi dạo thay cho việc ngồi một chỗ làm tăng số lượng calo cơ thể có thể đốt cháy, góp phần giảm cân và thay đổi các chuyển hóa khác cũng như ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong.”
Các nhà khoa học đã đưa ra lời khuyên rằng: đi bộ thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe con người là điều không thể phủ nhận được.

Sỏi thận tiết niệu là bệnh thường gặp ở Việt Nam. Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc chữa sỏi tiết niệu thành công trong trường hợp kích thước sỏi nhỏ, nhẵn, thận khỏe.

Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
Sỏi tiết niệuSỏi tiết niệu
Một số bài thuốc trị theo từng thể
Bàng quang thấp nhiệt: Nguyên nhân do ăn nhiều thức ăn cay, nóng, béo, ngọt, hoặc nghiện rượu lâu ngày gây thấp nhiệt, thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ thành sỏi. Người bệnh có biểu hiện tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt.
Kim tiền thảo trị sỏi tiết niệu thể bàng quang thấp nhiệt.Kim tiền thảo trị sỏi tiết niệu thể bàng quang thấp nhiệt.
Dùng bài Tam kim bài thạch thang: kim tiền thảo 30 g, kê nội kim 12 g, hải kim sa 15 g, thạch vĩ 12g , hổ phách 12 g, xuyên ngưu tất 12g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày một thang, trong 7 ngày, ngày uống 3 lần, mỗi lần một bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
Nếu đái ra máu, thêm cỏ nhọ nồi 16 g, tiểu kế 12 g. Nếu đau nhiều thêm ô dược 8 g, diên hồ sách 8 g, uất kim 8 g. Rêu lưỡi vàng dày gia hoàng bá, thương truật 10 g. Miệng khát gia sinh địa, thạch hộc. Đau lưng nhiều gia đỗ trọng, cẩu tích 12 g. Nếu bệnh đã mắc trên 3 tháng, gia vương bất lưu hành 12 g, tạo thích 8 g.
Sơn thù (quả nhót)Sơn thù (quả nhót)
Thể khí trệ huyết ứ: Người bệnh có biểu hiện đau thắt lưng, bụng dữ dội, đau lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục; tiểu buốt, dắt, nước tiểu vàng, đôi khi tiểu máu, chất lưỡi đỏ thẫm, có điểm ứ huyết; mạch huyền hoặc huyền sác.
Dùng bài Thạch vĩ tán, tứ vật đào hồng gia giảm: đào nhân 12 g, xuyên khung 12 g, ngưu tất 12 g, hoạt thạch 15 g; kê nội kim 12 g, trạch tả 12 g, ô dược, xuyên luyện tử đều 9 g; hồng hoa, đương quy, đông quỷ tử đều 12 g; kim tiền thảo 30 g; hải kim sa, xa tiền tử đều 15 g; thạch vĩ 12 g, cam thảo 5 g. Sắc uống trong 7 ngày, ngày một thang, chia 3 lần, mỗi lần một bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
Trạch tảTrạch tả
Thể thận khí bất túc: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận khí hư suy, không khí hóa được bàng quang gây ra. 
Người bệnh có biểu hiện tiểu ít, tiểu dắt, nhiều lần, không thông, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, lưng lúc đau, lúc không; chất lưỡi đạm, rêu trắng mỏng, mạch tế vô lực. Pháp điều trị: bổ thận ích khí, thông lâm bài thạch.
Dùng phương thuốc Tề sinh thận khí hoàn: thục địa 16 g, sơn thù 8 g, bạch linh 8 g, trạch tả 8 g, đơn bì 8 g, phụ tử chế 4 g, quế chi 4 g, ngưu tất 12 g, xa tiền tử 12 g. Sắc uống trong 7 ngày, ngày một thang, chia 3 lần, mỗi lần một bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
Thể thận âm hư suy: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận âm suy hư, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây nên tiểu tiện ra máu. 
Người bệnh có tiểu tiện ra máu, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác. Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, thông lâm bài thạch.
Dùng bài thuốc Bổ thận bài thạch thang: tri mẫu, thục địa, trạch tả, đương quy, hoàng bá đều 12 g, kê nội kim 10 g, mộc thông 10 g; cam thảo, sơn thù đều 6 g, kim tiền thảo 30 g; hải kim sa, xa tiền tử, hoàng kỳ 15 g. Sắc uống trong 7 ngày, ngày một thang, chia 3 lần, mỗi lần một bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
Mộc thôngMộc thông
Chú ý: Do sỏi tiết niệuhay tái phát nên cần uống nhiều nước (ít nhất là 2,5 lít trong 24 giờ); chữa tích cực các đợt nhiễm khuẩn tiết niệu. Những bệnh nhân đã phẫu thuật cần lưu ý đến chế độ ăn hàng ngày hợp lý, không quá nhiều các sản phẩm có thể gây sỏi, không nên nhịn khi buồn đi tiểu; nếu có dấu hiệu tiểu buốt, tiểu dắt thì nên đến bệnh viện để khám và làm các xét nghiệm.
Các bài thuốc trên sắc uống trong 7 ngày, nếu bệnh không thuyên giảm nên đến cơ sở y tế để điều trị.
Điều trị sỏi tiết niệu bằng thuốc y học cổ truyền có kết quả tốt, tuy nhiên chủ yếu được chỉ định trong các trường hợp kích thước sỏi nhỏ, nhẵn; chức năng thận bình thường...
Theo Sức khỏe và Đời sống

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

- Thiếu vitamin A: Có cảm giác sợ ánh sáng, dễ mỏi mắt, dễ mắc bệnh viêm kết mạc, sức đề kháng cảm cúm kém, rụng tóc, không thiết ăn uống, người cồn cào nôn nóng không yên, thèm ngủ triền miên…
- Thiếu vitamin B1: Chân tay nóng, da nhiều dầu, ăn cơm xong có lúc bị mờ mắt…
- Thiếu vitamin B6: Hay bị chuột rút, vết thương ngoài da lâu lành, hoặc phụ nữ có thai buồn nôn quá nhiều…
- Thiếu vitamin B12: Chán ăn, trí nhớ kém, hô hấp không đều, không tập trung tinh thần…
- Thiếu vitamin C: Cơ thể dễ chảy máu cam, dễ cảm, miệng và lưỡi khô, chảy máu răng, khả năng thích nghi với nhiệt độ môi trường thay đổi kém…
- Thiếu vitamin E: Tứ chi mệt mỏi, dễ ra mồ hôi, da khô, tóc chẻ, căng thẳng tinh thần, phụ nữ đau bụng khi hành kinh…
- Thiếu vitamin D: Ra nhiều mồ hôi, ngủ không sâu…
Mặc dù vitamin là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Nếu thiếu sẽ gây ra những tình trạng bệnh lý. Nhưng nếu quá lạm dụng vitamin lại sẽ gây nguy hại cho cơ thể.
Đi du lịch, đi công tác dù bằng những phương tiện khác nhau như xe đò, ô tô hay máy bay thì thuốc cũng cần phải được bảo quản và vận chuyển đúng cách.
Dược phẩm đem theo khi đi máy bay, ngoài yêu cầu bảo quản tốt cần tuân thủ luật lệ của mỗi quốc gia. Do đó, trước khi lên đường đến một quốc gia nào đó, bạn cần tìm hiểu luật lệ hay quy định về loại thuốc mà bạn đang sử dụng ở nước đó, đặc biệt là khi đến Úc và Bắc Mỹ. Nói chung, khi đi xa mà phải mang theo thuốc để sử dụng, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tập trung tất cả những loại dược phẩm mà bạn cần phải mang theo. Lưu ý rằng những dược phẩm này phải nằm trong hành lý xách tay, không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nếu đi du lịch hay công tác bằng ô tô cũng không nên bỏ thuốc trong cốp xe.
- Tất cả các loại dược phẩm kê toa phải dán tên người sử dụng nếu không muốn gặp khó khăn khi đến các quốc gia có những điều luật về thuốc vô cùng khắt khe.
- Những loại thuốc mà điều kiện bảo quản đòi hỏi phải để trong ngăn mát của tủ lạnh thì cần cho vào những túi có chức năng giữ lạnh. Trên máy bay, người sử dụng nên hỏi tiếp viên về những túi này, nếu không có thì nên xin ít nước đá để giữ lạnh cho thuốc khỏi bị hư hỏng.
- Khi chuẩn bị hành lý cho chuyến đi xa, phải để tất cả loại thuốc cần mang theo ở nơi dễ tìm trong hành lý xách tay để không bị quên.
- Nên để thuốc trong một túi trong suốt để máy soi dễ dàng và nhờ đó bạn cũng có thể phát hiện chai thuốc bị hở nắp hoặc thuốc rớt ra ngoài. Đối với những loại thuốc dạng lỏng hoặc dạng kem thoa, cần phải để trong một túi riêng phòng khi thuốc bị chảy ra cũng không dính vào các loại thuốc viên khác.
Màu mắt tối có nhiều khả năng bị đục thủy tinh thể
Nhìn màu sắc không rõ là dấu hiệu phổ biến của bệnh đục thủy tinh thể, là tình trạng tầm nhìn bị đục trong quá trình lão hóa. Một nghiên cứu năm 2000 cho thấy người có mắt màu tối sẽ có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao hơn 1,5-2,5 lần. Bảo vệ mắt khỏi tia cực tím là một bước quan trọng để ngăn ngừa căn bệnh này.
Màu mắt xanh ít bị bạch biến
Các nhà nghiên cứu nhận thấy các biến thể trong 2 loại gen đặc biệt đóng vai trò tạo màu mắt xanh là TYR và OCA2 sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch biến.
Ung thư tế bào sắc tố thường gặp ở người có màu mắt xanh
Từ quan điểm di truyền, ung thư tế bào sắc tố và bạch biến đứng ở thế đối lập. Các biến thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh bạch biến lại làm tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào sắc tố. Có một giả thuyết được đưa ra để giải thích bạch biến là một bệnh tự miễn dịch, nghĩa là phản ứng miễn dịch tự nhiên vô tình tấn công lại chính cơ thể chúng ta. Phản ứng này nếu quá mức sẽ khiến người có màu mắt nâu nhạy cảm hơn với bệnh bạch biến, đồng thời chống lại bệnh ung thư tế bào sắc tố.
Màu mắt tối nhạy cảm với rượu bia hơn
Theo một nghiên cứu năm 2001, người có màu mắt đen hoặc nâu uống rượu ít hơn so với người có màu mắt xanh (xanh da trời hoặc xanh lá). Các nhà nghiên cứu nhận thấy phụ nữ có màu mắt nhạt sẽ uống rượu nhiều hơn và thường xuyên hơn. Họ đưa ra giả thuyết rằng màu mắt tối có thể nhạy cảm với chất cồn và các chất ma túy khác nói chung, khiến những người sở hữu màu mắt này uống ít đi để đạt được hiệu quả mong muốn.
Phụ nữ có màu mắt sáng chịu đau tốt hơn
Theo nghiên cứu, phụ nữ có màu mắt sáng sẽ chịu đựng cơn đau và sự khó chịu tốt hơn. Nghiên cứu được tiến hành với một nhóm phụ nữ trước và sau khi sinh cho thấy những phụ nữ với màu mắt tối hơn thể hiện sự lo lâu và rối loạn giấc ngủ nhiều hơn.
Màu mắt sáng dễ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác
Một trong các nguyên nhân phổ biến gây giảm thị lực sau tuổi 50 là sự thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (hay AMD), gây tổn thương một phần nhỏ của mắt gần trung tâm võng mạc. Rất nhiều nghiên cứu nhỏ cho thấy bên cạnh việc hút thuốc là và tiền sử bệnh của gia đình thì màu mắt sáng cũng làm tăng nguy cơ mắc AMD.
Màu mắt thay đổi có thể là dấu hiệu của bệnh tật
Nếu thấy xuất hiện các đốm đỏ trong lòng trắng của mắt, có thể bạn bị các chứng dị ứng không được chẩn đoán. Lòng trắng của mắt bị vàng có thể là dấu hiệu của vấn đề về gan. Nếu chỉ có một bên mắt đổi máu, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh di truyền như neurofibromatosis, bệnh gây các khối u mô thần kinh hoặc hội chứng Waardenburg liên quan đến bệnh điếc và da nhợt nhạt
Nhiều vụ tử vong xảy ra do ngộ độc thuốc Đông y thời gian vừa qua khiến dư luận bất an. Để có cái nhìn rõ hơn về chất lượng thuốc đang lưu hành và những vấn đề bất cập trong sử dụng thuốc Đông y, phóng viên báo Hải quan đã đi tìm hiểu công đoạn sản suất mặt hàng này.
Những quầy thuốc Nam bán thuốc không rõ nguồn gốc ở Chùa Hương - Hà Nội nhan nhản mọc lên để mời chào du khách mua hàng
Nguy hiểm khôn lường
Vừa qua, một việc rất hy hữu liên quan đến chuyện chữa bệnh bằng Đông dược xảy ra khiến nhiều người không khỏi giật mình. Đó là trường hợp của lương y Phạm Minh Tiến, xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Sau khi bốc thuốc cho một bệnh nhân ở cùng xã, bệnh nhân này đã ngộ độc đến nỗi bị co giật toàn thân, phải đi BV cấp cứu.
Để chứng minh nguyên nhân ngộ độc không phải do thuốc của mình, lương y Phạm Minh Tiến đã uống chính một trong những thang thuốc ấy. Nào ngờ, vị lương y này không những bị ngộ độc mà còn tử vong.
Câu chuyện nêu trên chỉ là một trong số nhiều vụ ngộ độc thuốc Đông y diễn ra thời gian vừa qua chứng minh cho một thực tế, việc quản lý Đông dược hiện đang bị "bỏ ngỏ", đe dọa tính mạng người dùng.
Ông Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai cho biết trong số những vụ ngộ độc thuốc Đông y xảy ra, nổi lên tình trạng ngộ độc Asen, lưu huỳnh, phốt pho. "Một số bệnh nhân may mắn nhập viện sớm, tình trạng ngộ độc nhẹ, khả năng phục hồi khả quan nhưng việc điều trị rất tốn kém do phải lọc máu nhiều lần và những di chứng để lại cũng theo suốt đời. Với một số bệnh nhân kém may mắn hơn, khi vào cấp cứu tình trạng bệnh quá nặng, không qua khỏi", BS Sơn cho biết thêm.
Không dừng ở đó, tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, BS Nguyễn Trung Cấp - Phó Trưởng khoa Cấp cứu cho biết: Bệnh nhân K.H.M. (Hải Phòng) đã tử vong sau khi uống thuốc Nam chữa viêm gan C.
"Bệnh nhân M. ở giai đoạn chớm xơ gan và đang được điều trị duy trì sức khỏe ổn định theo đơn của bác sỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị Tây y, nghe lời khuyên của bạn bè, bệnh nhân bỏ điều trị, mua một loại thuốc bí truyền đặc trị viêm gan của thầy lang. Sau khi dùng thuốc chưa được 2 tuần, bệnh nhân M. phải nhập viện trong tình trạng suy gan nặng và tử vong chỉ sau vài ngày nằm viện", BS Cấp nói.
Còn tại BV Chợ Rẫy TPHCM, đầu tháng 3, một bệnh nhân đã tử vong sau khi dùng thuốc Đông y. Theo lời một bác sỹ đã điều trị cho bệnh nhân, được biết, bệnh nhân N. (65 tuổi, ngụ Q.12, TPHCM) đến điều trị tại BV trong tình trạng ho nhiều, viêm loét niêm mạc họng, chán ăn, sụt cân, yếu liệt 2 chân.
Xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị viêm phổi mô kẽ, nhưng đáp ứng điều trị rất kém. Qua điều tra bệnh sử, bệnh nhân cho biết trước khi nhập viện một tháng có uống An cung ngưu hoàng (xuất xứ Trung Quốc) để điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Qua tìm hiểu tiền sử bệnh của bệnh nhân, các bác sỹ BV Chợ Rẫy đã xác định được trước đó, bệnh nhân N. đi châm cứu gần nhà và được giới thiệu uống An cung ngưu hoàng với liều lượng 1 viên/tuần. Sau khi uống được 2 tuần, bà bị ho, đau ngực nhẹ khi ho, lở miệng, ăn uống kém dần, chân cũng yếu dần, không thể tự đi đứng được. Nhưng bà vẫn tiếp tục uống thuốc. Một tháng sau, bà sụt 3 kg và các triệu chứng như đã nêu ngày càng nặng nên quyết định đến BV.
Sau khi nhập viện, tiến hành điều trị (khoảng 3 tuần), bệnh của bà N. nặng hơn, bắt đầu lơ mơ, tổn thương đa dây thần kinh chi dưới, tổn thương sợi trục, co giật. Xét nghiệm máu cho thấy dương tính với Asen. Đến tuần thứ tư, bà N. tử vong với kết luận ngộ độc thủy ngân và asen gây biến chứng suy tim mạch cấp. Đây là những kim loại nặng rất độc có trong thành phần của An cung ngưu hoàng (gồm 2 vị thuốc Chu sa, Hùng hoàng) mà bệnh nhân đã uống.
Lọ thuốc Nam mà bệnh nhân K.H.M (Hải Phòng) đã tử vong sau khi uống được người nhà cung cấp cho BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Nhiều chuyên gia y tế cảnh báo, bên cạnh những ca ngộ độc thuốc Đông y nặng dẫn tới tử vong vẫn còn đó rất nhiều bệnh nhân hiện đang phải "oằn lưng" trả viện phí để chữa trị những biến chứng nguy hiểm sau một thời gian sử dụng Đông dược gây ra.

Theo BS Nguyễn Thị Thanh Mai - Khoa Khám bệnh theo yêu cầu - BV Bạch Mai, vừa qua, cơ sở đã điều trị cho bệnh nhân N.T.L., 67 tuổi, bị bệnh gout nhưng tự ý chữa trị bằng Đông dược của các "lang băm", hậu quả khiến thận suy nặng, xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp, đái tháo đường...
Cũng theo BS Mai, trước đó, bệnh nhân đã tốn hàng trăm triệu đồng để mua các loại Đông dược mà các thầy lang kê với mong muốn đẩy lùi bệnh, nhưng bệnh này chưa kịp lui thì một loạt bệnh khác lại xuất hiện với cấp độ nặng hơn.
Đông dược hay độc dược?
Nói về nguyên nhân xảy ra những vụ ngộ độc thuốc Đông y thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Hướng - nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, hiện nhiều người lầm tưởng thuốc Đông y lành, bổ nên tự ý uống một cách "vô tội vạ" mà không theo hướng dẫn của bác sỹ.
Ông Hướng ví dụ: Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) lưu truyền bài thuốc trị bệnh tim, gồm chu sa hấp với tim lợn. Tuy nhiên, ít người biết rằng, chu sa chỉ được dùng tối đa 1g/ngày, lại tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao. Những điều không được hướng dẫn này đã dễ dàng biến bài thuốc trị bệnh thành liều thuốc độc.
Còn qua phân tích của BS Nguyễn Trung Cấp, hiện có tình trạng nhiều bệnh nhân không phải bị dị ứng, nhiễm độc do các hoạt chất trong thuốc Đông y mà nguyên nhân trực tiếp lại do hậu quả của những hóa chất dùng trong quá trình bảo quản, chế biến thuốc như lưu huỳnh, phốt pho, thủy ngân để chống ẩm mốc.
Thống kê của Viện Dược liệu cho thấy, hiện 30% dược phẩm đang được lưu hành chứa nấm mốc, nhất là aflatoxin. Độc tố này có trong dược liệu gây tổn thương gan, ung thư gan. Có những loại độc tố không bị diệt ở nhiệt độ cao (ngay cả khi đun lên tới 200 độ C), do đó, khi sắc thuốc độc tố vẫn còn.
Theo ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Trung tâm miễn dịch lâm sàng - BV Bạch Mai, cây thuốc cũng giống như cây trồng, muốn năng suất, những hộ trồng phải phun thuốc kích thích để phát triển nhanh, cho số lượng lớn.
"Bên cạnh đó, muốn cây thuốc không sâu bệnh, người trồng phải phun thuốc trừ sâu. Chưa kể để sản phẩm giữ được lâu hơn, người kinh doanh phải sử dụng hóa chất chống nấm mốc, mối mọt như lưu huỳnh, phốt pho", ông Đoàn thông tin.
Ngoài lưu huỳnh, theo ông Đỗ Ngọc Duy - Kỹ sư hóa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện trong bảo quản thuốc Đông y, có một loại thuốc viên màu xám lục mà người dân hay dùng có công thức hóa học là AlP (AlxP1-x) gọi là nhôm phốt phua (hay nhôm phốt pho). Hóa chất này khi gặp hơi nước sẽ tạo thành phốt phin (PH3), một khí có tỷ trọng nhẹ như không khí nên có tác dụng khử trùng và thấm ngược vào dược liệu.
Tuy nhiên vị này cũng lo ngại khi phốt phin là chất cực độc đối với người. Khi nhiễm chất này, người bị nhẹ cũng là nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, bắp thịt co giật. Trường hợp bị nặng hơn là nôn mửa, đau bụng và có thể dẫn đến tê liệt thần kinh, ung thư...
Từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng Đông dược trong điều trị bệnh, không ai phủ nhận hiệu quả chữa bệnh của loại thuốc này, nhưng hiện nay, khi mà một bộ phận người kinh doanh khi sản xuất thuốc còn chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến chất lượng, nỗi lo về sức khỏe, tính mạng của người dân vẫn còn đó.
Vậy nên trước khi trông chờ vào sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khi có vấn đề về sức khỏe, người dân nên tìm đến các BV, trung tâm y tế hoặc các phòng khám uy tín, được cấp phép hành nghề, không nên tự ý "bắt mạch, trị bệnh" theo lời truyền miệng, nhẹ thì "tiền mất tật mang", nặng thì mất mạng.

Thừa ngón (polydactyly hay polydactylism) là dị tật bẩm sinh gây thừa ngón chân hay ngón tay, thường trên 6 ngón, tỷ lệ mắc bệnh từ 2 đến 11 ca/1.000 người.

Theo các chuyên gia ở BV Nhi Seattle (SCH) Mỹ, dị tật thừa ngón tạo thêm ngón trên các chi chân, tay, xuất hiện cả ở người lẫn động vật. Dị tật không đe dọa đến tính mạng nhưng lại là dấu hiệu chỉ điểm của một số dị tật nghiêm trọng khác và gây giảm chất lượng cuộc sống.
Các ngón thừa thường là một mô nhỏ, có xương mà không có khớp, rất hiếm khi có đủ các chức năng của một ngón tay bình thường. Ngón thừa tạo thành một cái trạc với ngón đã có, phần lớn nằm ở phía gần xương cẳng tay, hiếm khi ở phía ngón cái và nằm ở giữa các ngón. Hrithik Roshan, một ngôi sao Hollywood, có một ngón cái ở giữa bàn tay phải. Người giữ kỷ lục thế giới về số lượng thừa ngón là bé trai Akshat Saxena ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, chào đời năm 2010 với 7 ngón trên mỗi bàn tay, còn bàn chân có tới 10 ngón mỗi bên.
Dị tật thừa ngón có thể tự phát sinh, hay hội chứng dị tật tương thích (congenital anomalies). Khi tự phát sinh, nghĩa là nó có liên hệ với thể đột biến của nhiễm sắc thể trội trên một gen. Đột biến trên nhiều gen khác nhau cũng có thể dẫn đến hội chứng dị tật thừa ngón. Dị tật thừa ngón thường là kết quả của nhiều đột biến, ví dụ như đột biến ở cụm gen Hoxa- hoặc Hoxd hay quá trình tương tác giữa gen Hoxd13 và GLI3 cũng làm tăng bệnh rất tiềm ẩn. Ngoài ra, khoa học còn phát hiện thấy có tới 39 đột biến gen, kể cả đột biến Hemingway trong gen Shh, nơi đảm nhận chức năng phân cực (ZPA), tức quá trình hình thành các chi trong bụng mẹ, nhưng khi đột biến lại làm sai chức năng đã gây ra hiện tượng thừa ngón.
Dị tật thừa ngón là một biến thể phức tạp tự phát, được phát triển trong một thế hệ. Ví dụ, trường hợp đột biến Hemingway, các biến thể được tạo ra bởi một đột biến duy nhất trong một yếu tố không mã hóa của gen Shh và cuối cùng tạo thêm một ngón mới, đôi khi ngón mới này lại rất hoàn chỉnh. Qua nghiên cứu ở 375 con mèo thừa ngón cho thấy các ngón không được phân bố đồng đều như người ta mong đợi và cũng không phải một gen duy nhất. Vì vậy nguyên nhân chính xác gây dị tật thừa ngón đến nay con người vẫn chưa hiểu hết, không có nguyên nhân rõ ràng nào. Theo một số nghiên cứu, phần lớn các dị tật bẩm sinh xảy ra trong 4 tuần đầu khi phôi thai phát triển các chi chân tay.
Điều trị bệnh này cũng rất đa dạng, có trường hợp điều trị bảo tồn mà không cần phẫu thuật. Có trường hợp chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ đơn thuần hoặc phẫu thuật tạo hình nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ cho bàn tay hoặc bàn chân.
Để có phương pháp điều trị thích hợp, cha mẹ nên đưa con đi khám, tư vấn và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Đối với tật dính ngón phức tạp thì cần phải dựa vào các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán hình ảnh mới đưa ra phương pháp điều trị và thời gian tiến hành phẫu thuật phù hợp. Tuyệt đối không tự ý đưa trẻ đi khám và chữa tại các cơ sở bệnh theo lời đồn, thầy lang không đảm bảo. Đối với nhóm trẻ bị dị tật bẩm sinh cần có kế hoạch chăm sóc tốt, cho trẻ ăn uống cân bằng, khoa học và đủ chất. Nên quan tâm, dành nhiều tình thương để trẻ không mặc cảm, dễ hòa nhập và phát triển khi trưởng thành.
Theo Sức khỏe và Đời sống